Kinh nghiệm chăm sóc cá La Hán đẻ giúp tăng chất lượng cá bột

Việc cập nhật kiến thức chăm sóc cá La Hán đẻ là điều vô cùng cần thiết. Điều này sẽ đảm bảo đàn cá bột được sinh ra khỏe mạnh. Giúp người nuôi cá cảnh và những thương giá sẽ có những đàn cá con chất lượng phục vụ cho mục đích của mình.  

Hướng dẫn cách chăm sóc cá La Hán đẻ, tăng chất lượng cá bột. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Hướng dẫn cách chăm sóc cá La Hán đẻ, tăng chất lượng cá bột. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Tuyển chọn cá bố mẹ giúp tăng chất lượng cá bột

Cá La Hán cũng giống như phần lớn các động vật khác đều thừa hưởng phần lớn gen từ cá bố mẹ. Vì vậy việc chăm sóc tốt cho cá bố mẹ sẽ quyết định chất lượng của đàn cá con. Nên lựa chọn cá bố mẹ có ngoại hình đẹp, gù đầu to, hoa văn đẹp mắt. Người nuôi nên lựa chọn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho cá như tim bò, tôm nhỏ, thịt xay. Bể cá cần có hệ thống lọc nước, nhiệt độ phải phù hợp thường từ 28-30 độ. Độ pH trong bể lý tưởng nhất là bằng 7.

Một vài lưu ý trong việc tuyển chọn cá bố mẹ. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Một vài lưu ý trong việc tuyển chọn cá bố mẹ. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Lưu ý khi chọn cá giống: 

  • Không nên gây tổn hại, làm da cá bị trầy xước. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến kết quả sinh sản 
  • Vì như đã nói cá con sẽ thừa thưởng rất nhiều từ gen cá bố mẹ. Vì vậy nên ưu tiên chọn cá bố có bụng tinh dịch màu trắng, gù đầu to, màu sắc đẹp, sặc sỡ.  
  • Để tạo ra cá bột có chất lượng tốt. Nên lựa chọn cá mẹ có bụng to, lỗ sinh dục dài, châu đẹp và đuôi lớn. 
Cần phải chọn cá bố mẹ có ngoài hình đẹp mắt. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Cần phải chọn cá bố mẹ có ngoài hình đẹp mắt. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Độ tuổi và kích thước phù hợp để cá La Hán giao phối

Độ tuổi thích hợp của cá đực đối với việc sinh sản phải từ 7-8 tháng tuổi. Khi này, chiều dài của cá sẽ đạt từ 18cm trở lên mới đủ tiêu kiện sinh sản. Đối với cá mái cần phải đủ 8 tháng tuổi và chiều dài tiêu chuẩn phải ít nhất 15cm. Khi cả 2 cá bố mẹ đều đạt chuẩn lúc này bạn có thể cho chúng giao phối với nhau.

 Cá phải đạt đủ kích thước và độ tuổi mới có thể sinh sản. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
 Cá phải đạt đủ kích thước và độ tuổi mới có thể sinh sản. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Xem thêm: Cách phân biệt cá La Hán mái và đực cực chuẩn, chính xác 100%

Bố trí cá La Hán giao phối như thế nào?

Chuẩn bị bể cá có kích thích tối thiểu 50x40x40 để ghép cặp cá bố mẹ tự nhiên. Trong thời gian nuôi cần ngăn cách 2 con bằng một tấm kính. Nếu Quan sát thấy chúng có dấu hiệu thường xuyên lại gần và vẫy đuôi với nhau thì lúc này bạn cần tháo kính để cho chúng tiến hành giao phối. Cần đảm bảo bể sạch sẽ và cung cấp thêm các yếu tố khác cho chung giao phối thuận lợi:   

  • Trong thời gian giao phối nhiệt độ nước phải thường xuyên đạt mức 28-30 độ C.
  • Độ pH trong bể cá khi này bằng 7 là hợp lý nhất.
  • Ánh sáng trong bể tốt nhất phải sáng hơn bên ngoài.
  • Nên đặt bể ở nơi ít người qua lại nhằm tránh tiếng ồn, tạo không gian yên tĩnh cho cá.
Bố trí bể cá cảnh đầy đủ ánh sáng và oxi cho cá bố mẹ giao phối với nhau. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Bố trí bể cá cảnh đầy đủ ánh sáng và oxi cho cá bố mẹ giao phối với nhau. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Cá La Hán đẻ trứng như thế nào? 

Khi đẻ trứng cá mái có xu hướng làm sạch bể hoặc giá thể (vị trí mà nó muốn đẻ trứng). Khi quan sát thấy bộ phận sinh dục của cá lòi ra. Cá La Hán sẽ liên tục đẻ trứng 5-7 tiếng tiếp theo. Cá mái thường chọn thời điểm sinh sản vào lúc trời nắng ấm, có nhiệt độ cao. Cụ thể cá sẽ bắt đầu sinh sản vào buổi trưa (11-13h) hoặc chiều (15-16h).

 Cách thức cá La Hán mái đẻ trứng. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
 Cách thức cá La Hán mái đẻ trứng. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Kỹ thuật ấp trứng sau khi cá La Hán đẻ

Có 2 cách cơ bản để xử lý sau khi cá La Hán sinh sản mà nhiều người vẫn thường dùng. 

  • Cách 1: Để cho cả 2 cá bố mẹ tự ấp trứng với nhau. Tuy nhiên cách này lại không được khuyến khích. Vì sau khi sinh cá La Hán mái sẽ có xu hướng ăn con của chính mình.
  • Cách 2: Bắt 1 trong 2 cá La Hán trống hoặc mái ra khỏi bế. Điều chỉnh tốc độ nước chảy chậm lại, giảm mức nước xuống còn 20-25cm. Đồng thời tắt máy lọc nước hoặc giảm cường độ của máy sủi không khí. Sau 48h tỉ lệ trứng sẽ nở sẽ đạt khoảng 65%. Và sau 3 ngày tỷ lệ sống là 90%

Hướng dẫn chăm sóc cá La Hán bột (cá con) sau khi nở

Cá con sau khi nở sẽ khá yếu ớt. Việc đảm bảo xây dựng môi trường sống hợp lý cho cá trong giai đoạn này vô cùng cần thiết. Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng đối với cá trong thời điểm này.

Môi trường chăm sóc

Khi chăm sóc cá bột bạn cần xây dựng bể có kích thước tối thiểu là 0,6×0,3×0,4 m. Nguồn nước trong bể phải sạch không thêm các tạp chất để bảo vệ sức khỏe cho cá. Bạn cần trang bị thêm hệ thống nước cho bể. Điều này đảm bảo nguồn nước luôn sạch và tạo ra các dòng đối lưu giúp cá dễ dàng bơi. Thời gian chiếu sáng trong bể phải từ 8-12h. Lớp vẩy cá khi này sẽ hấp thụ sắc tố phát ra từ đen giúp cá mau lên màu đẹp.

Tạo môi trường chăm sóc tốt cho cá bột là điều vô cùng cần thiết. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Tạo môi trường chăm sóc tốt cho cá bột là điều vô cùng cần thiết. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Xem thêm: [Bật mí] Cách nuôi cá La Hán mau lên đầu, lên màu đẹp

Cho cá bột ăn

Khi mới nở dưới bụng cá có noãn hoàng dưới bụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng. Sau 2 ngày thì phần noãn hoàng này sẽ mất đi. Khi ấy bạn phải cung cấp thức ăn cho cá. Một số nguồn thức ăn tiêu bi

  • Bobo: hay còn gọi là bọ đỏ là loài động vật giáp xác thân nhỏ. Vì có kích thước nhỏ nên đây là nguồn thức ăn phù hợp cho cá bột
  • Trùn chỉ: là món ưa thích của cá bột. Tuy nhiên phải lựa chọn những con sạch để cá không bị mắc bệnh khi ăn. Thông thường những con trùn chỉ sạch sẽ có màu đỏ trên da.
  • Artemia: là loại ấu trùng thường xuyên được dùng làm thức ăn cho cá. Nó cung cấp đầy đủ lượng đạm, các axit béo và các axit amin cần thiết cho cá.
Loài ấu trùng artemia thường xuyên được dùng làm thức ăn cho cá bột. (Nguồn: Internet)
Loài ấu trùng artemia thường xuyên được dùng làm thức ăn cho cá bột. (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Hướng dẫn chọn mua cá La Hán bột cho người bắt đầu chơi cá

Tổng kết 

Thông qua bài viết Wiki Thủy Sinh đã hướng dẫn bạn chăm sóc cá la hán đẻ đúng cách. Hy vọng bạn đã có thêm kinh nghiệm chăm sóc cá La Hán đẻ. Hãy thường xuyên ghé thăm Wiki Thủy Sinh để có thêm thật nhiều kinh nghiệm bổ ích về cá cảnh bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *