Nguyên nhân và cách xử lý khi cá La hán bỏ ăn cho người mới chơi

Khi gặp phải tình trạng cá La Hán bỏ ăn, nhiều người chơi cảm thấy lo lắng, không biết nên làm gì. Tình trạng này có thể do một số căn bệnh dưới đây gây ra. Hãy cùng Wiki Thuỷ Sinh tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết nhé!

Nguyên nhân và cách xử lý khi cá La Hán bỏ ăn. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Nguyên nhân và cách xử lý khi cá La Hán bỏ ăn. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Cá La Hán bỏ ăn do nhiễm khuẩn đường ruột

Bệnh nhiễm khuẩn đường ruột có thể xảy ra khi cá La Hán bỏ ăn. Các nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý như sau:

Nguyên nhân

Nguyên nhân có thể do cá La Hán nhà bạn bị thay đổi môi trường sống đột ngột như đổi từ hồ cá sang bể. Lúc này, hệ miễn dịch của cá La Hán bị suy giảm, khiến vi khuẩn trong đường ruột sinh sôi và gây ra bệnh. 

Dấu hiệu nhận biết

Khi đường ruột khó chịu, cá La Hán bỏ ăn. Ngoài ra, chúng sẽ có thái độ nhút nhát hơn so với bình thường. Dấu hiệu khác để nhận biết là cá bị sình bụng, màu sắc trên thân trở nên nhợt nhạt hơn. Nếu bệnh nhẹ, phân cá La Hán sẽ có màu trắng hoặc phân cá kéo thành sợi. Còn nếu bệnh nặng, bạn nhận biết qua phần thân cá bị nổi đỏ sẫm màu. 

Cách xử lý

Bạn xử lý bằng cách dùng Metronidazole với tỷ lệ 500 mg/40 lít cho vào nước ấm hoà tan. Sau đó đổ vào bể cá. Tần suất cho cá sử dụng thuốc là 3-4 ngày, sau khi phân cá thành màu đen là khỏi bệnh. Trong thời gian này, chú ý không cho cá La Hán ăn vì dạ dày cá yếu dễ khiến bệnh nặng hơn. 

Nhiễm khuẩn đường ruột là lý do khiến cá La Hán chán ăn. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Nhiễm khuẩn đường ruột là lý do khiến cá La Hán chán ăn. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Xem thêm: Cách nuôi cá La Hán lên đầu, lên màu đẹp

Cá La Hán bỏ ăn do bị bệnh đốm trắng 

Bệnh đốm trắng cũng thường xuyên xuất hiện ở cá La Hán, gây ra tình trạng biếng ăn. Cụ thể về bệnh này như sau:

Nguyên nhân

Bệnh đốm trắng ở cá La Hán xuất phát từ ký sinh trùng Ichthyophithirius multifilis.

Dấu hiệu nhận biết

Đúng như tên gọi, dấu hiệu của bệnh đốm trắng là khi trên thân cá La Hán xuất hiện các vết trong suốt màu trắng. Phần vây kết dính, khiến chúng di chuyển trong bể chậm và khó khăn hơn. Khi mắc bệnh đốm trắng, cá La Hán bỏ ăn và hô hấp yếu dần, để lâu cá có thể chết.

Cách xử lý

Bạn nên hoà Metronidazole với nước ấm theo tỷ lệ 500mg/100l nước và Oxytetracyline với tỷ lệ 1g/100l cùng nước rồi đổ vào bể. Hoặc bạn có thể hoà tan 2kg muối/100 lít nước. Tuy nhiên, nên nhớ cần phải chỉnh nhiệt độ bể lên mức 28 độ C – 30 độ C tới khi cá hết đốm trắng.

Cá La Hán bỏ ăn do bị bệnh đốm trắng. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Cá La Hán bỏ ăn do bị bệnh đốm trắng. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Cá La Hán bị lủng đầu gây bỏ ăn

Bệnh lủng đầu ở cá La Hán cũng là chứng bệnh nguy hiểm, cần điều trị ngay khi nhận ra các triệu chứng.

Nguyên nhân

Bệnh lủng đầu ở cá La Hán có nguồn gốc do cá bị các đơn bào Hexamita xâm nhập. Bệnh này rất nguy hiểm cho cá La Hán vì dễ lây và khó điều trị. 

Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng rõ nhất khi cá La Hán mắc bệnh lủng đầu là nó sẽ có các lỗ mủ màu trắng, nâu, vàng trên đầu. Cá La Hán bỏ ăn, gầy đi, da sậm màu, vây teo lại. Thái độ cá trở nên mệt mỏi, lâu dần mắt cá sẽ bị lồi ra.

Cách xử lý

Bạn cần thay mới ⅔ nước trong bể cá và vệ sinh lại bể. Sau đó, bạn pha metronidazole với nước nóng cho tan theo tỷ lệ 500 mg/40 lít nước và cho vào trong bể. Bạn liên tục làm thế trong 10-15 ngày, có thể kết hợp cùng blue methylene. 

Lủng đầu là nguyên nhân khiến cá La Hán chán ăn. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Lủng đầu là nguyên nhân khiến cá La Hán chán ăn. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Cá La Hán bị viêm ruột gây chán ăn

Cá La Hán bỏ ăn có thể là vì bệnh viêm ruột. Căn bệnh này có nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp giải quyết được Wiki Thuỷ Sinh giới thiệu sau đây.

Nguyên nhân

Bệnh viêm ruột ở cá La Hán là do cá ăn thức ăn nhiễm vi khuẩn hoặc có ký sinh trùng gây nên căn bệnh này. 

Dấu hiệu nhận biết

Thông thường khi mắc bệnh viêm ruột, cá sẽ bị sình bụng, sình hậu môn, bỏ ăn và có phân màu trắng.

Cách xử lý

Để xử lý bệnh này, đầu tiên bạn phải thay 50% nước trong bể. Mỗi ngày sau, bạn thay 10% nước và sử dụng thuốc như Cotrim Forte Furazolidone, Chloramphenicol,  để điều trị. 

Viêm ruột là nguyên nhân khiến cá bỏ ăn. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Viêm ruột là nguyên nhân khiến cá bỏ ăn. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Cách phòng bệnh cho cá La Hán hiệu quả nhất

Để tránh cá La Hán mắc bệnh nguy hiểm dẫn tới bỏ ăn, bạn nên tìm cách phòng bệnh cho chúng bằng 3 phương pháp dưới đây. 

Chú ý nhiệt độ và môi trường nước

Bạn nên để nhiệt độ nước chuẩn trong bể, từ 28 đến 30. Khi vào mùa đông, nên sử dụng sưởi, bật khoảng 30 độ để ngăn nấm và vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể cá. 

Xem thêm: Hướng dẫn setup hồ cá La Hán đẹp, đạt chuẩn nhất

Cho cá ăn vừa đủ

Cá La Hán bỏ ăn có thể vì thức ăn của cá mang theo vi khuẩn, với nhiều đồ ăn thừa sẽ tạo nên kí sinh trùng trong nước. Do đó, bạn nên cho cá ăn vừa đủ, hạn chế dư thừa. 

Thay nước thường xuyên

Tần suất thay nước hợp lý là 3 ngày thay 30% nước. Điều này giúp giảm chất thải trong nước và bổ sung nước cho cá. Nếu vào mùa đông, bạn nên chia mỗi ngày thay 10% nước và dùng nước ấm khi thay. 

Vệ sinh, thay nước trong bể phòng bệnh cho cá. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Vệ sinh, thay nước trong bể phòng bệnh cho cá. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Qua bài viết trên, Wiki Thuỷ Sinh đã lý giải toàn bộ về các căn bệnh của cá dẫn tới cá La Hán bỏ ăn. Những căn bệnh này có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe của cá. Vì vậy, khi phát hiện ra triệu chứng bạn cần điều trị cho cá ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *