Nguyên nhân, cách xử lý khi cá La Hán bị nấm hiệu quả 100%

Khi cá La Hán bị nấm phải điều trị như thế nào? Đây là thắc mắc của nhiều người nuôi. Vì trong quá trình nuôi cá, các yếu tố như nguồn nước, vi khuẩn, thức ăn dễ làm cá nhiễm bệnh. Để giải đáp băn khoăn này, Wiki Thuỷ Sinh xin đưa ra nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả căn bệnh này dưới đây.

Nguyên nhân cá La Hán bị nấm đầu. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Nguyên nhân cá La Hán bị nấm đầu. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Bệnh nấm ở cá La Hán là gì? 

Bệnh nấm ở cá La Hán rất phổ biến. Nấm là một loại vi khuẩn tồn tại trong nước, xâm nhập vào cá thể khiến cá dễ bị stress, ốm, bệnh. Đôi khi, bệnh này cũng xảy ra vì cá La Hán bị thay đổi môi trường sống đột ngột.

Có 3 dạng bệnh nấm ở cá cơ bản: 

  • Bệnh nấm sợi bông: Đây là chứng bệnh thường gặp. Cá La Hán bị nấm thường có các vết nhiễm trùng nhỏ và nhẹ. 
  • Bệnh thối mang.
  • Bệnh nấm nội tạng.
Nấm là một loại vi khuẩn tồn tại trong nước, xâm nhập vào cá. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Nấm là một loại vi khuẩn tồn tại trong nước, xâm nhập vào cá. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Xem thêm: Cá cảnh La Hán – Hướng dẫn A – Z kinh nghiệm nuôi đúng cách

Dấu hiệu khi cá bị bệnh nấm

Khi cá La Hán bị nấm, có các dấu hiệu dễ nhận biết như sau:

  • Hoạt động kém: Cá sẽ có thái độ  lừ đừ, không hoạt bát như ngày thường. Cá bơi khó khăn hơn và thường thở mạnh.
  • Màu sắc cá thay đổi: Trên thân hoặc đầu cá có các mảng trắng, vảy chuyển sẫm màu.
  • Cá La Hán bị nấm sẽ ăn ít đi, thậm chí bỏ ăn. 
  • Mắt cá màu trắng đục, mở rộng và thường hướng lên phía trên. 
Một số dấu hiệu cho biết cá bị nấm. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Một số dấu hiệu cho biết cá bị nấm. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Nguyên nhân gây bệnh nấm ở cá La Hán

2 Nguyên nhân chính khiến cá bị nấm là:

  • Chất lượng nước trong bể kém: Khi chất lượng nước kém, các bào tử nấm sẽ sinh sôi và xâm nhập, khiến các mầm bệnh “hoành hành”. 
  • Sức khỏe của cá yếu, dễ xuất hiện bệnh: Khi cá nhà bạn không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cá sẽ có hệ miễn dịch yếu. Từ đây, nó sẽ dễ bị vi khuẩn nấm xâm nhập dẫn tới tình trạng cá La Hán bị nấm.
Chất lượng nước kém là nguyên nhân khiến cá bị nấm. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Chất lượng nước kém là nguyên nhân khiến cá bị nấm. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Cách xử lý khi cá La Hán bị nấm

Khi cá La Hán bị nấm, bạn có nên giải quyết thế nào? Đừng quá lo lắng, Wiki Thuỷ Sinh sẽ chia sẻ 3 loại “thần dược” chữa khỏi bệnh nấm ở cá La Hán dưới đây.

Sử dụng thuốc Bionock Thái Lan 2

Đây là loại thuốc hiệu quả, diệt triệt để các loại nấm ở cá mà không cần cách ly. Cách dùng khá đơn giản, bạn pha 1 giọt với 10l nước và thay 30% nước trong bể trong 2 ngày đầu. Bạn nên kết hợp cùng sưởi thì sẽ diệt tận gốc bệnh nấm ở cá La Hán. Phương pháp này lặp lại tuần tự đến khi cá hết bệnh. Thuốc có giá: 45.000 đồng.

Thuốc Bionock Thái Lan 2
Thuốc Bionock Thái Lan 2

Sử dụng thuốc Tetra Nhật 

Với xuất xứ từ Nhật Bản, thuốc Tetra Nhật Bản đặc trị khi cá La Hán bị nấm. Cách sử dụng chỉ cần pha thuốc trong bể và cho cá ngâm trong 1 ngày. Hoặc bạn có thể pha cùng thức ăn để diệt bệnh nấm ở cá. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp tắm muối viên cho cá, sẽ giúp diệt khuẩn nhanh chóng. Giá bán: 35.000 đồng.

Thuốc Tetra Nhật.
Thuốc Tetra Nhật.

Sử dụng thuốc Aqua Max V

Với hơn 1.5 năm nghiên cứu, Aqua Max V ra đời để xử lý bệnh nấm ở cá an toàn, hiệu quả. Thuốc đặc biệt được làm từ thảo dược, với tốc độ điều trị lên tới 3 lần, an toàn và hiệu quả nhanh chóng. Bạn sử dụng thuốc Aqua Max V pha liều lượng 0.8ml/100 lít nước, cứ qua 1 ngày thay nước 20%. Lưu ý bạn nên kết hợp để sưởi cho cá ở mức 30 độ C và sử dụng thuốc thường xuyên để cá khỏi bệnh. 

Thuốc Aqua Max V.
Thuốc Aqua Max V.

Biện pháp phòng bệnh nấm cho cá La Hán hiệu quả

Nếu không muốn cá bị nấm, bạn hãy phòng bệnh cho cá hiệu quả bằng các biện pháp dưới đây.

  • Bảo vệ môi trường nước lý tưởng: Nhiệt độ nước trong bể luôn để 28-30 độ C, tạo môi trường lý tưởng. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp bể để kìm hãm mầm bệnh. Nếu được, bạn nên đầu tư máy lọc nước trong bể để nước luôn trong và sạch. 
  • Hạn chế việc nuôi chung cá La Hán với nhau: Vì bệnh nấm ở cá dễ lây nhiễm, nên đừng để các “bé” cá chung bể với nhau. Hãy bỏ vào lọ, bể, chậu khác để tránh cá khác bị lây bệnh, tiết kiệm thời gian. 
Bảo vệ môi trường nước rất quan trọng, giúp cá phòng bệnh hiệu quả. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Bảo vệ môi trường nước rất quan trọng, giúp cá phòng bệnh hiệu quả. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Trên đây là các thông tin về nguyên nhân và cách điều trị triệt để khi cá La Hán bị nấm được Wiki Thuỷ Sinh chia sẻ. Trên thực tế, cá sẽ dễ bị nấm nếu bạn không chăm sóc đầy đủ và tạo môi trường cho cá phát triển. Vì vậy, hãy quan tâm tới cá hơn và chú ý phòng bệnh còn hơn để đến khi cá nhiễm bệnh nhé!\

Xem thêm: Tại sao cá La Hán bỏ ăn? Cách xử lý đơn giản và hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.