Nguyên nhân khiến cá betta bị stress và cách xử lý hiệu quả 100%

Cá betta bị stress là tình trạng mà người nuôi nào cũng gặp ít nhất 1 lần. Khi stress, cá sẽ có dấu hiệu nhạt màu đi hoặc có những hành vi kỳ lạ. Hãy cùng Wiki Thủy Sinh tìm hiểu nguyên nhân của triệu chứng và cách xử lý hiệu quả nhé. 

Nguyên nhân và cách xử lý khi cá betta bị stress. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Nguyên nhân và cách xử lý khi cá betta bị stress. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Hiểu đúng về tình trạng stress ở cá Betta 

Về bản chất cá betta stress sẽ có vài nét tương đồng khi con người stress. Khi stress, sinh vật này sẽ tiết ra hormon cortisol và adrenaline tương tự như chúng ta. Chúng sẽ có những biểu hiện lờ đờ, giảm hoạt động hoặc hoạt động nhiều một cách bất thường. 

Sẽ có 2 trường hợp khi cá của bạn stress. Thứ nhất những ảnh hưởng của căn bệnh này sẽ có tác động ít nhưng kéo dài. Hệ miễn dịch của cá sẽ yếu dần và làm chúng chết đi.

Trường hợp thứ 2 sẽ tác động trong một thời gian ngắn trong vòng vài ngày. Dấu hiệu tử vong của cá ở trường hợp này rất thấp gần như không có.

Cần hiểu đúng về tình trạng trước khi chữa trị. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)  
Cần hiểu đúng về tình trạng trước khi chữa trị. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Dấu hiệu cá Betta bị stress không nên phớt lờ

Như đã đề cập ở trên căng thẳng là tình trạng không thể phớt lờ ở cá Xiêm. Bạn cần chú ý các dấu hiệu bất thường sau đây để kịp thời chữa trị cho cá: 

  • Bơi nhiều hơn: Nhiều người nghĩ khi hoạt động nhiều nghĩa là cá đang khỏe mạnh nhưng đôi khi sẽ xảy ra điều ngược lại. Nếu cá của bạn bơi lội nhiều một cách bất thường đó là biểu hiện của căng thẳng quá mức và đang bị mất bình tĩnh. 
  • Bơi vòng tròn: Một biểu hiện khác khi căng thẳng là chúng sẽ thường xuyên bơi vòng tròn. 
  • Lặn xuống đáy bể: Là biểu hiện của cá betta bị stress và đang nhắc bạn môi trường sống của nó chưa được tốt. Cá Xiêm nổi tiếng năng động nhưng một khi chúng lặn xuống đáy bể là do các yếu tố như môi trường nước hay vị trí đặt bể chưa được ổn dẫn đến cá bị stress. 
Dấu hiệu cá Betta bị stress không thể bỏ qua. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)  
Dấu hiệu cá Betta bị stress không thể bỏ qua. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Xem thêm: Chi tiết cách phòng tránh và chữa trị cho cá Betta bị nấm

Nguyên nhân khiến cá Betta bị stress

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này ở Xiêm do môi trường nước, cách chăm sóc và quá trình vận chuyển.

Môi trường nuôi kém chất lượng

Chất lượng nước là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của cá betta. Nếu chất lượng nước không tốt sẽ dẫn đến hàng loạt căn bệnh ở cá không riêng gì stress. Thông thường nhiều người nuôi sẽ quên mất việc thay nước cho cá hay vớt các vụn thức ăn. Chính điều này dẫn đến oxy trong bể không được hòa tan sinh ra một số tạp chất gây hại cho môi trường bể nuôi. 

Bạn nên quan tâm cách setup bể sao cho hợp lý. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh) 
Bạn nên quan tâm cách setup bể sao cho hợp lý. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Ngoài ra bạn không nên làm ngơ trước yếu tố dinh dưỡng cho cá. Cá Betta phải được nuôi bằng nguồn thức ăn giàu đạm. Bên cạnh đó một ngày chỉ nên cho ăn 2 cử và mỗi lần cho ăn chỉ với một lượng bằng mắt cá.

Nhiệt độ nước dành cho cá betta từ 24-27 độ C. Cá betta là sinh vật nhiệt đới chính vì vậy nếu nó được nuôi nhốt trong nhiệt độ quá thấp sẽ làm chúng trở nên căng thẳng. 

Môi trường quá sáng hoặc quá tối đặc biệt là đặt bể cá betta tipe16 xúc với ánh nắng mặt trời sẽ không tốt cho chúng. Nên đặt trong những nơi thoáng và nếu có lắp đèn không nên bật cả ngày. 

Xem thêm: Tìm hiểu tại sao cá betta nằm im dưới đáy và cách khắc phục

Chăm sóc không đúng cách

Thường thì các bạn sẽ nuôi cá betta với số lượng lớn trong một bể khi chúng còn nhỏ. Điều này không sai nhưng chỉ nên giới hạn số lượng từ 15-30 cá thể trong một bể. Vì nếu đông quá mức không gian sinh hoạt của cá sẽ bị thu hẹp. Từ đó cá ít được hoạt động và trở nên lầm lì dẫn đến stress.  

Cũng không nên nuôi chung với nhiều loại cá khác vì nếu không bị stress thì betta cũng sẽ tấn công những sinh vật đó. 

Một số loại nấm hoặc ký sinh trùng tích tụ lâu ngày trong bể sẽ bám lấy betta làm vật chủ. Dần dần hệ miễn dịch cá Xiêm sẽ giảm đi thường xuyên xuất hiện tình trạng lờ đờ, ít hoạt động.  

Chăm sóc cá không đúng cách cũng sẽ khiến cá dễ bị stress. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Chăm sóc cá không đúng cách cũng sẽ khiến cá dễ bị stress. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Vận chuyển, vớt bắt sai cách

Trong quá trình vận chuyển nếu có xảy ra sai sót trong khâu vớt cá hay bịch đựng cá cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến chúng. 

Trước khi vớt cần chuẩn bị thùng đựng, túi nilon, viên sủi oxy. Lưu ý bịch nilon  nên to hơn 15cm và nên bọc thêm 2-3 lớp nilon để tránh bịch bị rách khi vận chuyển. 

Dùng vợt bắt cá dưới 15cm để vớt và bổ sung dưỡng khi cho cá trong bịch sau đó cho vào thùng xốp đóng gói kỹ trước khi vận chuyển. Trước khi vận chuyển không nên cho cá ăn quá nhiều  

Yêu cầu người bán chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi vận chuyển. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Yêu cầu người bán chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi vận chuyển. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Cách xử lý khi cá betta bị stress cho người mới

Khi cá đã không may gặp phải tình trạng căng thẳng bạn cần chỉnh lại môi trường sống cho nó. Bạn cần cân bằng lại nhiệt độ nước trong khoảng 24-27 độ C. Trong lúc này bạn nên tách những con bị stress nuôi riêng một bể. Ngoài ra cần giảm tần suất cho ăn trong một còn lại 1 cử. 

Cách xử lý khi cá betta bị stress hiệu quả nhất. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Cách xử lý khi cá betta bị stress hiệu quả nhất. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Hướng dẫn phòng tránh tình trạng stress ở cá betta

Nếu bạn không muốn những con cá mình đã bỏ tiền trăm ra để có bị stress thì bạn nên tuân thủ những quy tắc dưới đây.

Thường xuyên thay nước đúng cách

Thay nước là việc quan trọng nhất để giúp cá luôn trong tình trạng tốt. Nếu bạn là một người bận rộn thì tối thiểu phải thay nước 1 lần/tuần. Để thay nước đúng cách thì trước tiên bạn cần chuẩn bị sẵn nước đã khử clo. Đổ 20-25% nước cũ và thêm từ từ nước đã chuẩn bị vào. Thêm ½ muỗng muối hột để tăng sức đề kháng cho cá. 

Thay nước thường xuyên giúp giữ môi trường sống của cá Betta. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Thay nước thường xuyên giúp giữ môi trường sống của cá Betta. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Hạn chế cho cá betta kè thường xuyên

Mặc dù cá hay kè là dấu hiệu cho thấy cá xung và sức khỏe đang tốt. Tuy nhiên cái gì quá thì sẽ có tác dụng ngược lại. 

Chủ động tăng hệ miễn dịch cho cá

Chủ động bằng cách bổ sung nguồn protein, canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho chúng. Lắp đặt máy sục khí để tạo ra nguồn oxy hòa tan nhiều hơn cho cá. Nếu lắp đặt đèn thì bạn nên lưu ý chỉ nên bật khi trời sáng còn buổi tối là thời gian cho cá nghỉ.

Chủ động tăng hệ miễn dịch cho cá betta giúp chúng phát triển khỏe mạnh. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Chủ động tăng hệ miễn dịch cho cá betta giúp chúng phát triển khỏe mạnh. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Tổng kết 

Như vậy, tất cả thông tin về căn bệnh stress và cách chữa trị khi cá betta bị stress đã được Wiki Thủy Sinh tổng hợp phía trên. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết và hy vọng bạn đã có những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc cá của mình. 

Xem thêm: Cá Betta ăn gì mau lớn? Tổng hợp các loại thức ăn cho cá Betta

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *