Xử lý cây thủy sinh trước khi trồng như thế nào cho “ĐÚNG”

Khi bạn mới mua cây thủy sinh về cũng giống như cá mới mua về vậy. Đều cần phải trải qua một quá trình xử lý khử trùng. Sau đó mới có thể trồng vào trong bể cảnh của mình. Nếu như các loại cây thủy sinh chưa trải qua khử trùng, thì sau này rất có khả năng sẽ mang theo các loại ốc tạp, ký sinh trùng, vi khuẩn nấm gây bệnh, rêu tảo…gây hại. Vậy làm sao để xử lý cây thủy sinh trước khi trồng ĐÚNG cách cùng Wiki Thủy Sinh tìm hiểu nhé!

Tại sao cần xử lý cây thủy sinh trước khi trồng?

Như Wiki Thủy Sinh đã nói, nếu như bạn không xử lý các loại cây thủy sinh trước khi cho vào bể cá cảnh thì sẽ dẫn đến việc bạn mang theo các mầm mống gây bệnh, rêu tảo làm bẩn môi trường nước trong bể.

Tại sao cần xử lý cây thủy sinh trước khi trồng
Tại sao cần xử lý cây thủy sinh trước khi trồng

Rất nhiều bạn chơi bể thủy sinh thường phản hồi rằng bể của họ có rất nhiều ốc nhỏ, phát triển rất nhanh. Lý do chính đó là do trong quá trình bạn mang cây vào trồng trong bể không loại bỏ các trứng ốc trên các khe và tán lá. Khiến chúng sinh sản sản rất nhanh.

Xử lý cây thủy sinh trước khi trồng vào bể như thế nào?

Khử trùng cây thủy sinh bằng thuốc tím

Sử dụng thuốc tím (Kali Pemanganat) để khử trùng. Đặt cây thủy sinh vào trong nước đã cho thêm kali Pemanganat rồi ngâm rửa trong vòng từ 15 đến 30 phút, về cơ bản thì có thể tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh và tất cả các sinh vật ngoại lai. Đây là phương pháp xử lý tiêu chuẩn nhất.

Sử dụng nước muối

Rất nhiều người chơi trong cộng đồng Wiki Thủy Sinh nói rằng có thể sử dụng nước muối để ngâm rửa, 25g muối ăn hòa tan vào 1 lít nước, cho cỏ thủy sinh vào nhâm trong 15 giây, rồi lấy ra ngoài dùng nước sạch để xối rửa. Tuy nhiên theo Wiki Thủy Sinh thì lại không khuyến khích những người mới tập chơi bể cá làm như vậy. Bởi vì nước muối có nồng độ quá cao thì sẽ phá hoại thành tế bào của thực vật, độc thì không được loại bỏ. Cây thủy sinh còn có thể bị chết trước.

Khử trùng bằng nước máy

Khử trùng bằng nước máy. Đây là phương pháp mà chúng tôi vẫn luôn và đang sử dụng, những bạn không có kali Pemanganat thì có thể ngâm rửa cỏ thủy sinh trong nước máy khoảng 30 phút, trong nước máy có chứa khí Clo, cũng có thể đạt được hiệu quả khử trùng diệt khuẩn.

Dùng nhíp xử lý cây thủy sinh trước khi trồng

Cần loại bỏ các lá thối, cây hỏng trước khi cho vào bể
Cần loại bỏ các lá thối, cây hỏng trước khi cho vào bể

Đây là giai đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhân từ người chơi, bạn dùng nhíp vạch các kẽ lá, tán lá để nhặt bỏ những trứng của những sinh vật khác như ốc chẳng hạn.

Tiếp theo bạn loại bỏ các tán lá bị thối, úng, vàng lá trước khi tiến hàng trồng cây vào bể.

Lưu ý khi chăm sóc cây thủy sinh

Việc chăm sóc cây thủy sinh phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với việc chăm sóc một cây cảnh ở trên cạn, môi trường nước sẽ khó hơn rất nhiều với môi trường tự nhiên.

Chăm sóc cây thủy sinh thường xuyên để phát triển tốt
Chăm sóc cây thủy sinh thường xuyên để phát triển tốt

Hãy đảm bảo các yếu tố sau để đảm bảo cây được phát triển tốt nhất:

  • Chất dinh dưỡng trong đất nền cần phù hợp không quá ít khiến cây còi cọc, không quá nhiều khiến cây phát triển quá nhanh, lên không đẹp.
  • Khí CO2 rất quan trọng cho sự phát triển của cây xanh, chính vì thế bạn cần cung cấp khí CO2 vào những thời điểm phù hợp để cây được xanh tốt.
  • Cắt tỉa cây thường xuyên, loại bỏ các cây bị hỏng, thối trong hồ tránh làm nước trong hồ bị bẩn gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

Như vậy là Wiki Thủy Sinh vừa gửi đến bạn những kinh nghiệm và cách xử lý cây thủy sinh trước khi trồng vào bể cá. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang lại hữu ích với bạn, đừng quên để lại comment nếu có ý kiến bổ sung nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *