Xử lý đá thủy sinh có thực sự cần thiết hay không? Wiki Thủy Sinh

Nhiều người mới tập chơi thủy sinh thường mắc những lỗi như không xử lý nguyên liệu đầu vào cho việc setup một bể thủy sinh. Chính vì thế sau này bể thường không được sạch và thường xuyên “TÈO” vài em cá. Việc xử lý đá thủy sinh trước khi cho vào bể cũng là 1 bước khá quan trọng.

Tại sao cần xử lý đá thủy sinh trước khi cho vào bể?

Đá thủy sinh ở đây mà Wiki Thủy Sinh nói tới là đá được người chơi lấy từ ngoài thiên nhiên, từ các con sông, suối, biển, ao hồ,…chứ không phải loại đá được bán ở các cửa hàng thủy sinh. Nhưng đá này gần như chưa được trải qua một khâu xử lý làm sạch nào cả, chính vì thế chúng thường mang các mầm bệnh gây hại cho bể cá.

Tại sao cần phải xử lý đá thủy sinh trước khi cho vào bể
Tại sao cần phải xử lý đá thủy sinh trước khi cho vào bể

Đá thường là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, đất cát, chất ô nhiễm ở các ngóc ngách của viên đá. Chính vì vậy bạn cần tiêu diệt nguồn bệnh này trước khi cho chúng vào trang trí bể cá.

Cách xử lý đá thủy sinh tránh vi khuẩn gây bệnh cho bể

Trong phần này Wikithuysinh sẽ hướng dẫn các bạn cách làm sao để xử lý đá thủy sinh trước và sau khi cho vào bể thủy sinh.

Xử lý đá thủy sinh trước khi cho vào bể

Đá sau khi đưa từ môi trường thiên nhiên về cần được vệ sinh sạch sẽ, bạn hãy làm theo các bước sau để xử lý đá một cách đúng nhất:

  • Bước 1: Dùng vòi xịt có công suất mạnh một chút để tẩy rửa đất cát, bụi bẩn ở các ngóc ngách, bề mặt ở viên đá.
  • Bước 2: Thanh trùng đá thủy sinh, luộc đá trên một nồi nước sôi để tiêu diệt hết tất cả các vi sinh vật gây hại đang bám trên đá để đá được sạch sẽ nhất
  • Bước 3: Ghép đá, đây là bước bạn có thể làm hoặc không nếu mà viên đá của bạn chưa có hình dạng ưng ý nhất.

Xử lý đá trong bể khi bị rêu hại bám

Xử lý đá thủy sinh sau khi cho vào bể tránh rêu hại bám vào
Xử lý đá thủy sinh sau khi cho vào bể tránh rêu hại bám vào

Thường khi chơi hồ thủy sinh bố cục đá, sau một thời gian, không ít thì nhiều, ắt hẳn sẽ thấy có rêu nâu, rêu xanh bám lên đá. Đối với các bạn chơi đã có nhiều kinh nghiệm, đây là điều bình thường, còn với các bạn mới, chắc chắn sẽ có một chút lo lắng, tôi biết rõ điều này vì rất nhiều bạn hỏi tôi làm sao trị chúng.

  • Nuôi những sinh vật giúp bạn vệ sinh hồ một cách hiệu quả, đó là ốc Nerita hay các loại cá như Otto, bút chì nhỏ. Tùy theo kích cỡ hồ mà thả số con phù hợp, việc làm này vô cùng hiệu quả lại an toàn cho cả bể. 
  • Dùng các dung dịch diệt rêu của các hãng thủy sinh. Cũng hiệu quả, nhưng không nên lạm dụng chúng quá nhiều. 
  • Dù cho có nuôi các sinh vật vệ sinh hồ hay có dung dịch như WTS nói ở trên, cái quan trọng nhất là bạn nên dành một ít thời gian quan sát, chăm sóc, vệ sinh hồ. Trước khi thay nước thì lau kính, cạo rêu bám trên kính, lúc thay nước thì hút cặn bẩn ra, cắt tỉa cây…sẽ góp phần đáng kể làm sạch hồ thủy sinh của bạn.

Như vậy là Wiki Thủy Sinh vừa gửi đến bạn những thông tin xoay quanh việc xử lý đá thủy sinh trước và sau khi cho vào bể cá cảnh. Hy vọng những thông tin mà Wiki Thủy Sinh mang lại hữu ích đối với bạn, đừng quên để lại comment nếu bạn có những kinh nghiệm hữu ích khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.