Hướng dẫn chăm sóc cá betta giant khổng lồ từ A – Z cho người mới 

Khi nhắc đến betta người ta thường nghĩ đến những chú cá nhỏ nhắn nằm gọn trong lòng bàn tay. Tuy nhiên lại có một giống betta có kích thước lớn hơn rất nhiều và được biết đến với cái tên betta giant. Bài viết này Wiki Thủy Sinh sẽ giới thiệu loài cá betta giant và giải đáp những thắc mắc xoay quanh cách nuôi chúng cho các bạn. 

Tất tần tật thông tin về cá betta gaint cho người mới. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Tất tần tật thông tin về cá betta gaint cho người mới. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Tổng hợp thông tin cá Betta Giant

Một vài thông tin thú vị dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về những chú betta khổng lồ này.

Nguồn gốc

Trên thực tế, cá betta khổng lồ không có trong tự nhiên mà được lai tạo bởi Athapon và Natee. Ban đầu họ phát hiện một con Plakat có kích thước lớn hơn so với bình thường. Sau đó cả 2 chợt nảy ra ý tưởng lai tạo những con cá betta đặc biệt to lớn. 

Đặc điểm nổi bật

Điểm nổi bật nhất của nó so với các loài betta khác nằm ở thân hình siêu lớn của chúng. Một con cá chọi khổng lồ có kích thước trung bình là 6-7cm, một vài cá thể đặc biệt có thể đạt đến hơn 10cm chiều dài. 

Chúng có kích thước lớn hơn so với các con cùng giống betta. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Chúng có kích thước lớn hơn so với các con cùng giống betta. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Tập tính

Cá Xiêm khổng lồ có bản tính hung hăng và tập tính bảo vệ lãnh thổ rất cao. Chúng sẵn sàng chiến đấu với các loài khác nếu dám bén mảng đến lãnh thổ của chúng. Những con cái sẽ có xu hướng ôn hòa hơn những con đực và trong giai đoạn phối giống chúng sẽ trở nên hiền lành hơn. Chúng thường có xu hướng bơi nhanh hơn trong lúc nổi giận và sẽ bơi chậm rãi trong khi bình tĩnh. 

Loài cá khá hung dữ và có tập tính bảo vệ lãnh thổ rất cao. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Loài cá khá hung dữ và có tập tính bảo vệ lãnh thổ rất cao. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Hướng dẫn nuôi cá Betta Giant mau lớn

Để giúp các bạn nuôi cá betta giant tốt nhất Wiki Thủy Sinh đã  tổng hợp một vài thông tin về môi trường sống, các sinh vật nuôi chung và cả thức ăn của chúng. 

Môi trường sống

Một bể cá betta giant tiêu chuẩn phải có kích thước chứa được ít nhất 5 gallon nước. Tuy nhiên, người nuôi nên chuẩn bị một chiếc bể chứa được 10 gallon nước cho cá. Điều này nhằm tạo thêm không gian nếu muốn nuôi thêm cá khác và đặt được thêm các loài thủy sinh cho bể. 

Độ pH cho bể cá phải từ 6.8-7, nhiệt độ nước trong ngưỡng 23-24 độ C. Và tất nhiên bể nuôi phải thật sạch, tôi đề xuất bạn nên thêm một máy lọc nước cho chiếc bể.

Hướng dẫn xây dựng bể nuôi tiêu chuẩn cho những chú cá betta khổng lồ. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Hướng dẫn xây dựng bể nuôi tiêu chuẩn cho những chú cá betta khổng lồ. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách setup bể cá Betta cho người mới

Các sinh vật nuôi chung với cá betta giant

Như đã biết tất cả các giống cá chọi đều rất hung dữ vì vậy bạn phải lựa chọn thật kỹ loài cá nuôi cùng. Nên tránh nuôi chung 2 con betta đực vì chúng rất dễ đá nhau. Bạn có thể nuôi chung 1 cặp betta đực và mái. Ngoài ra bạn có thể chọn các loài cá nước ngọt để nuôi chung như cá guppy, cory catfish, kuhli loaches. 

Một số loài sinh vật có thể nuôi chung cới cá Betta Giant. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Một số loài sinh vật có thể nuôi chung cới cá Betta Giant. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Thức ăn cho cá betta giant

Loài cá này rất thích ăn thịt kể cả thịt tươi sống hay đông lạnh. Những món ăn ưa thích của chúng như giun, tôm. Khác với những con betta thông thường, giống cá betta giant phải được cho ăn 3-6 lần 1 ngày mới có đủ dinh dưỡng hoạt động. 

Xem thêm: Cá Betta ăn gì mau lớn? Tổng hợp các loại thức ăn cho cá Betta

Một số bệnh thường gặp ở cá Betta khổng lồ

Tìm hiểu về các loại bệnh thường gặp và cách chữa trị để chăm sóc cá của bạn tốt hơn nhé. 

Bệnh thối vây

Bệnh thối vây rất dễ xảy ra trên tất cả loài cá Xiêm chứ không riêng gì giống betta giant. Nguyên nhân của căn bệnh này xuất phát từ bể nuôi bẩn, cá bị lây nhiễm từ những con cá mắc bệnh.

Khi mắc bệnh, cá sẽ có dấu hiệu mất dần màu sắc ở phần rìa của vây, chúng sẽ luôn trong tình trạng lờ đờ, ít vận động. Nếu để tình trạng này kéo dài, toàn bộ phần vây của nó sẽ bị mục nát hoặc nguy hiểm hơn là làm chết cá. Bệnh này có nguy cơ lây nhiễm rất cao vì vậy nếu phát hiện bất kỳ con nào có dấu hiệu nhiễm bệnh cần phải cách ly nó ngay. 

Để điều trị căn bệnh này, bạn phải vệ sinh toàn bộ bể cá. Dùng nước nóng ngâm các vật trang trí trong bể 10p. Bạn nên thay toàn bộ nước mới với nhiệt độ từ 26-27 độ C đã được khử clo. Nếu bạn trang bị hệ thống lọc thì chỉ nên thay 50% bể và những lần sau thay ít hơn. Nếu tình trạng của cá không giảm thì bạn nên dùng thêm thuốc kháng sinh cho chúng.

Đặc điểm nhận diện bệnh thối vây ở cá. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Đặc điểm nhận diện bệnh thối vây ở cá. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Xem thêm: Hướng dẫn 5+ cách dưỡng cá Betta bị rách đuôi hiệu quả

Bệnh nấm

Nhiễm nấm cũng là một căn bệnh khá phổ biến xảy ra ở loài này. Khi cá có các dấu hiệu: chỉ nằm một chỗ, hay cạ vào thành, vây bị kẹp hoặc bị túm đuôi chứng tỏ cá của bạn đã bị nhiễm nấm.

Nguyễn nhân có thể do chất lượng nước kém chứa nhiều amoniac, bị nhiễm trùng hoặc sây sát từ trước. 

Khi cá đã mắc bệnh, bạn cần cách ly chúng ra một nơi khác. Dùng ⅓ muỗng muối hột với 2L nước để điều chỉnh nhiệt độ nước. Sử dụng các loại thuốc Malachite green, Methylene xanh, Formalin bôi trực tiếp vào chỗ bị nấm, tránh để thuốc tiếp xúc vào màng cá.  

Thông tin về bệnh nấm ở cá và cách điều trị. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh) 
Thông tin về bệnh nấm ở cá và cách điều trị. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh) 

Xem thêm: Chi tiết cách phòng tránh và chữa trị cho cá Betta bị nấm

Tổng kết 

Qua bài viết trên Wiki Thủy Sinh đã giúp bạn hiểu thêm về vè loài cá betta giant khổng lồ. Chắc hẳn giờ đây bạn đã có thể tự tin nuôi dưỡng những chú betta giant của mình rồi. Wiki Thủy Sinh cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *