[Bí kíp] Cách trị cá Betta bị túm đuôi hiệu quả 100% cho người mới chơi

 Cách thức cho cá khi bị túm đuôi hiệu quả 100% cho người mới. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Cách thức cho cá khi bị túm đuôi hiệu quả 100% cho người mới. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

là triệu chứng thường thấy ở loài cá này. Đối với những người mới sẽ có ít kinh nghiệm và loay hoay không biết phải làm sao. Nhưng liệu cá bị túm đuôi có thực sự khó trị đến vậy không? Cùng tìm hiểu với Wiki Thủy sinh những dấu hiệu cũng như phương pháp chữa trị bệnh này cho cá của bạn nhé! 

Dấu hiệu cá Betta bị túm đuôi

Cá Betta là một loài cá đẹp và rẻ nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên loài cá này thường xuyên mắc một loại bệnh khiến đuôi của chúng bị túm lại với nhau. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương cho cá, thậm chí có thể khiến chúng bị chết.

Bạn hoàn toàn có thể nhận biết cá mắc căn bệnh túm đuôi bằng mắt thường. Một số dấu hiệu cụ thể như sau: 

  • Khi quan sát nếu thấy cá bơi có dấu hiệu bơi loạng choạng không thẳng một đường rất có khả năng cá đã bị mắc bệnh.
  • Nếu đuôi của cá không còn xoe tròn đẹp mắt như thường ngày. Thay vào đó, đuôi của chúng bị túm lại và có những vết thương trên phần rìa của đuôi. 
Cá bơi loạng choạng là dấu hiệu bị túm đuôi. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Cá bơi loạng choạng là dấu hiệu bị túm đuôi. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Nguyên nhân khiến cá Betta bị túm đuôi

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân khiến cá mắc phải tình trạng này. Người nuôi cần nắm rõ hết từng nguyên nhân để có cách điều trị đúng và kịp thời cho cá. 

Có thể do cá mới mua 

Đây là nguyên nhân dễ bắt gặp nhất. Lý do cho trường hợp này đến từ những địa điểm kinh doanh cá Betta kém chất lượng. Họ thường nuôi số lượng lớn cá trong một bể được trang bị hệ thống sục khí mạnh. 

Cá được nuôi nhiều nhưng không được cung cấp đủ thức ăn làm cho sức khỏe của chúng yếu đi. Những cơ sở như vậy thường bán cá không được đảm bảo chất lượng. Tốt nhất trước khi mua bạn cần tìm đến những nơi chuyên bán loài cá này.  

Nước trong hồ nhiễm khuẩn

Khi nước trong hồ không sạch cá không chỉ mắc bệnh túm đuôi mà còn dễ mắc các bệnh khác. Người nuôi cần thường xuyên thay nước để đảm bảo không gian sạch sẽ cho cá. Hồ nhiễm khuẩn có thể do thức ăn dư cá không ăn hết tồn đọng lại gây ô nhiễm. Hoặc bạn không xử lý chất thải của cá kỹ tạo chỗ trú ngụ cho vi khuẩn. 

Cá bị túm đuôi do nước trong hồ bị nhiễm khuẩn. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Cá bị túm đuôi do nước trong hồ bị nhiễm khuẩn. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Các chú cá Betta đá nhau

Khi cá Betta bị túm đuôi rất có thể do chúng đã đá nhau. Trường hợp này thường chỉ xảy ra ở những con đực vì chúng rất hung hăng và tranh giành lãnh thổ với nhau.

Nên tránh nuôi những con cá đực cùng hồ vì chúng có thể đá nhau dẫn đến mắc bệnh

Độ pH của nước trong hồ

Duy trì độ pH ổn định rất quan trọng đối với sự phát triển của cá Betta. Nếu độ pH trong hồ không ổn định cũng sẽ làm chất lượng nước kém đi và làm cho cá bị túm đuôi lại.  

Cần duy trì độ pH trồng hồ ở mức cân bằng. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh) 
Cần duy trì độ pH trồng hồ ở mức cân bằng. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Mật độ cá trong hồ cá dày

Đối với những người mới nuôi thường sẽ cho nhiều cá vào một hồ. Mật độ cá khi này quá cao dẫn đến nhiều con cá bị stress khiến chúng bị túm đuôi lại. Đồng thời, không phải bất kỳ loài cá nào cũng nên nuôi chung với cá chọi. Việc chọn loại cá không phù hợp có thể khiến các loài xảy ra xung đột và “chiến” nhau. 

Mật độ cá trong hồ phải hợp lý. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh) 
Mật độ cá trong hồ phải hợp lý. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Cường độ ánh sáng không quá mạnh hoặc yếu

Người nuôi cần cung cấp ánh sáng cho cá ở mức độ phù hợp không quá mạnh hay quá yếu. Ngoài ra, thời gian duy trì ánh sáng cho cá phải từ 14-18 giờ 1 ngày. Đây là khung thời gian chiếu ánh sáng lý tưởng giúp cá hoạt động một cách bình thường.

Nguyên nhân khiến cá dễ mắc bệnh do không duy trì thời gian và cường độ ánh sáng hợp lý 

Không nên sử dụng những loại đèn có công sức quá lớn. Ánh sáng phát ra từ những loại đèn này khiến cá dễ ngoạm đuôi chúng dẫn đến mắc bệnh.

Các cách trị cá Betta bị túm đuôi

Để chữa trị cho cá đúng cách bạn phải kiểm tra bể nuôi đầu tiên. Cá phải được nuôi trong bể có độ pH duy trì ở mức 6,5-7,2. Đây là độ pH lý tưởng cho cá sinh trưởng và nếu có mắc bệnh thì cá sẽ được phục hồi nhanh chóng.

Khi cá có dấu hiệu tấn công nhau bên nên tách chúng riêng ra. Nếu nuôi 2 con đực thì bạn cần trang bị màng ngăn cách chúng. Ngoài ra bạn chỉ nên nuôi số lượng vừa phải theo thể tích hồ nuôi bạn đang có. Công thức tính thể tích hồ để biết cần nuôi số lượng cá phù hợp là (chiều dài x chiều cao x chiều rộng). 

Cách chữa trị cho cá khỏe mạnh và đẹp trở lại. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Cách chữa trị cho cá khỏe mạnh và đẹp trở lại. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Xem thêm: Cá Betta (Cá chọi) – Loài cá cảnh rực rỡ với nhiều sắc màu thu hút

Cách phòng tránh cho cá Betta không bị túm đuôi

Cách phòng tránh tốt nhất là phải thường xuyên thay nước trong bể. Bởi vì nước bẩn là nguyên nhân hàng đầu khiến cá dễ mắc các bệnh như bệnh thối vây, bệnh túm đuôi,…Việc thay nước thường xuyên sẽ đảm bảo cá không bị mắc bệnh túm đuôi cũng như các bệnh ngoài da khác.   

Ngoài ra người nuôi cần phải chú ý những dấu hiệu bất thường ở cá. Nếu cá có dấu hiệu mắc bệnh bạn cần phải lập tức cách ly và điều trị. Đồng thời phải khám xem những con khác trong bể có dấu hiệu mắc bệnh hay chưa.Nên tránh nuôi quá nhiều cá Betta trong cùng một bể vì đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cá mắc bệnh. Ngoài ra chúng có thể tấn công lẫn nhau nếu được nuôi cùng một bể.  

Các phương pháp phòng tránh bệnh này giúp cá luôn khỏe mạnh. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Các phương pháp phòng tránh bệnh này giúp cá luôn khỏe mạnh. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp rực rỡ của cá Betta Galaxy hút mọi ánh nhìn

Tổng kết

Cá Betta bị túm đuôi không còn là tình trạng hiếm gặp và hiện nay có rất nhiều các điều trị. Người nuôi cần quan sát nguyên nhân mắc bệnh để có phương án chữa trị kịp thời và đúng cách. Qua đây, Wiki Thủy Sinh đã mang đến những thông tin cần thiết giúp bạn đối phó với căn bệnh này ở cá. Đừng quên thường xuyên ghé thăm trang web chúng tôi để có thêm kiến thức bổ ích cá cảnh nhé!

Xem thêm: Kiến thức cá cảnh, thủy sinh cho người mới chơi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *