Cá rồng ngáp liên tục có bình thường không hay biểu hiện của bệnh lý

Cá rồng ngáp liên tục có phải bình thường hay không? Ngáp liên tục là biểu hiện của bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Hãy cùng Wiki Thủy Sinh tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Những nguyên nhân gây bệnh cho cá rồng

Nuôi cá rồng tuy đơn giản nhưng nếu không cẩn trọng cá có thể nhiễm bệnh không mong muốn. Cá rồng có thể bị bệnh bởi những nguyên nhân như sau.

  • Môi trường nước hoặc độ pH trong nước thay đổi đột ngột.
  • Thức ăn tươi cho cá không được đảm bảo vệ sinh hoặc mang mầm mống gây bệnh
  • Khi dùng vợt bắt cá, có thể đã gây tổn thương cho cá. Vợt bắt cá có thể gây trầy da cá tạo điều kiện cho các bệnh ngoài da
  • Cá tổn thương đầu: Nguyên nhân có thể do cá đã nhảy lên đớp mồi. Lúc này đầu cá va chạm vào nắp đậy gây tổn thương.
  • Cá nghẹn cổ do cố nuốt quá nhiều thức ăn, kích cỡ thức ăn quá lớn.

Các tường hợp trên hiếm xảy ra, tuy nhiên người nuôi lưu ý để tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc. Nên kiểm tra bể cá thường xuyên xem có xuất hiện tình trạng cá rồng ngáp liên tục hay không.

Chú ý các biểu hiện của cá để phát hiện bệnh
Chú ý các biểu hiện của cá để phát hiện bệnh

Cá rồng ngáp liên tục có phải biểu hiện của bệnh lý?

Cá rồng thường ngáp khi các chất trong nước gây khó chịu cho chúng. Khi ngáp, miệng và nắp mang của cá được mở rộng tràn làm nước trong bể tràn vào mang. Nước tràn vào mang sẽ đẩy những gì làm chúng khó chịu ra ngoài. Động tác này tương tự hành động hắt xì của chúng ta.
Trong trường hợp cá ngáp liên tục kèm theo quẫy đầu, cong người thì người nuôi nên chú ý. Đây có thể là biểu hiện của chất lượng nước đang gặp vấn đề. Có thể trong nước đang có nồng độ ammonia, nitrite, pH, Oxygen quá cao hay quá thấp. Hãy kiểm tra nồng độ nước ngay khi có thể để xử lý kịp thời nguyên nhân.

Tại sao cá rồng ngáp liên tục, nguyên nhân do đâu

Cá rồng ngáp liên tục có thể là hiện tượng cá bị thiếu oxy. Biểu hiện ngáp liên tục có thể cho thấy cá đã bị ngộ độc hoặc thương tổn. Sau đây là ba nguyên nhân dẫn đến cá rồng ngáp liên tục.

Ngộ độc nitrit – nguyên nhân thường gặp khi cá rồng ngáp liên tục

Ngộ độc nitrit xảy ra khi cá tiếp xúc với lượng nitrat tăng dần trong một khoảng thời gian. Nitrit tăng có thể là do việc bảo trì bể không thực hiện thường xuyên. Hay do cho cá ăn quá nhiều, lượng thức ăn tồn đọng có thể làm nguồn nước bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, việc thả quá nhiều cá trong bể cũng là nguyên nhân khiến nitrit tăng cao.
Khi bị sốc nitrit, cá sẽ có tốc độ hô hấp cao, cá rồng ngáp liên tục, mất cân bằng phương hướng. Lượng nitrat tăng từ từ theo thời gian, ban đầu chỉ có 1 đến 2 con có dấu hiệu. Nếu không được xử lý kịp thời, cá có thể sẽ chết trong vòng vài ngày đến 1 tuần.

Mang cá bị tổn thương do chlorine, nhiễm kiềm

Chlorine được biết đến là hóa chất xử lý được nhiều tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn,… Tuy nhiên, nếu không xử lý lượng clo dư lại có thể gây hại cho cá. Cá ngáp liên tục có thể là biểu hiện bị tổn thương do chlorine.
Trong trường hợp bể cá có độ pH quá cao, hay nồng độ chlorine cao. Điều kiện này có thể khiến mang cá bị phá hủy và tổn thưởng. Khi đó quá trình trao đổi oxy cũng như trao đổi chất của cá sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, cá có thể ngáp liên tục để có thể lấy được oxy từ nước. Việc này rất nguy hiểm cho cá nếu để tình trạng diễn ra lâu.

Mang cá bị tổn thương do mang nhiễm nấm, vi khuẩn

Bệnh mang nhiễm nấm, vi khuẩn thường xảy ra với các loài cá ăn thịt. Bệnh xảy ra khi nước nuôi cá quá bẩn hoặc có hàm lượng chất hữu cơ cao. Bệnh thường phát triển vào mùa mưa có nhiệt độ cao ở Việt Nam.
Có hai cách để gây bệnh nấm mang cho cá. Nấm mang có thể xâm nhập trực tiếp vào, hoặc qua đường ruột. Sau đó sẽ đi qua mạch máu rồi gây bệnh. Khi bào tử phát triển thành sợi nấm, sợi nấm xâm nhập sâu vào mô gây loét. Bệnh xâm nhập vào mang có thể khiến cá bị chết ngạt. Đó là nguyên nhân khiến cho cá ngáp liên tục.

Cách chữa trị cá rồng ngáp liên tục

Cách chữa trị của các trường hợp đều rất đơn giản nếu được phát hiện kịp thời. Chữa trị cho cá cần nhiều thời gian, quan sát và tỉ mỉ. Cá đang bị bệnh nên cơ thể cũng rất khó để thích nghi với môi trường thay đổi. Hãy tìm hiểu cách chữa trị chi tiết sau đây nhé.

Ngộ độc nitrit

Trong trường hợp cá bị ngộ độc Nitrat, làm giảm tác động của nitrat như sau. Đầu tiên, không cho cá ăn trong vòng 24h, sau đó hãy cho cá ăn một ít cho đến khi bể ổn định.
Tiến hành giảm mức nitrat trong bể, thay nước chậm rãi và có kiểm soát. Đầu tiên, kiểm tra nồng độ nitrat trong bể. Điều này sẽ định hình được cần bao nhiêu nước để ổn định nồng độ. Mức độ nitrat lý tưởng trong nước nên giữ ở mức dưới 20mg/L. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên loại bỏ từ từ dưới 50mg/L nitrat. Thay đổi quá nhanh có thể khiến cá bị stress.
Thực hiện nhiều lần và chỉ thay đổi lượng nước nhỏ. Lặp lại đến khi thay thế được 1 nửa tổng lượng nước trong bể. Sau đó hãy kiểm tra nồng độ nitrat trong nước, nếu trên 100mg/L thì sẽ tiếp tục. Lặp lại đến khi nồng độ nitrat trong nước phù hợp.

Mang cá bị tổn thương do chlorine, nhiễm kiềm

Đầu tiên, xử lý nguồn nước là yếu tố cấp bách để giải quyết tình trạng trên. Với độ pH quá cao, đầu tiên hay kiểm tra độ pH trong nước. Nếu nước có độ pH lớn hơn 8.5 có nghĩa là quá cao. Ta sẽ tiến hành thay nước cho bể cá. Tuy nhiên quá trình này cần diễn ra từ từ và chậm rãi. Trong trường hợp thay nước trong bể quá nhanh có thể làm cho cá bị sốc.
Với nước có nồng độ clo, cần xử lý clo trước khi sử dụng cho bể. Phương pháp xử lý clo rất đơn giản. Ta có thể sử dụng bồn chứa nước hoặc những chậu nước sau đó phơi ra nắng trong vòng 24h. Trong trường hợp thời tiết không có nắng, có thể để nước ra ngoài trong 48h. Khi thay nước cần thay nước từ từ và giữ lại ⅓ lượng nước cũ.

Xử lý nước nuôi cá bằng phương pháp phơi nước
Xử lý nước nuôi cá bằng phương pháp phơi nước

Mang cá bị tổn thương do mang nhiễm nấm, vi khuẩn

Cách đơn giản nhất là ta có thể bổ sung Ca(OH)2 để tăng độ pH lên 8,5. Khi cho vôi không nên để độ pH vượt quá 9. Sau khoảng 1 tuần cá sẽ tự khỏi bệnh. Sau đó nên xử lý nước và tiến hành thay mới nước cho cá. Trong quá trình trị bệnh, cho cá ăn những loại thức ăn giúp tăng sức đề kháng cho cá.

Dùng Ca(OH)2 để trị bệnh cho cá
Dùng Ca(OH)2 để trị bệnh cho cá

Những điều cần chú ý khi nuôi cá rồng

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, phòng chống là một việc tưởng dễ dàng và thương bị bỏ qua. Để phòng bệnh cho cá rồng, ta cần giữ môi trường nước sạch và ổn định.

Nhiệt độ nước trong bể cá

Vào mùa lạnh, thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng đến nhiệt độ của nước. Nhiệt độ thay đổi đột ngột rất dễ khiến cá bị sốc và nhiễm bệnh. Để như vậy, ta tăng số lần thay nước đồng thời giảm lượng nước mỗi lần thay. Khi thay nên chú ý đến nhiệt độ bên ngoài, thời tiết bên ngoài nên đang lúc nhiệt độ cao.
Khi thời tiết thay đổi, hãy dùng máy sưởi để có thể giữ nhiệt độ của nước ổn định. Đồng thời, lọc nước cần được diễn ra thường xuyên để môi trường nước trong sạch. Vào mùa đông, cho cá ăn ít và tránh cho ăn lúc trời tối. Nhiệt độ nước xuống thấp dễ làm cá mắc các bệnh về đường ruột.

Thức ăn cho cá rồng

Thức ăn tươi sống cho cá Rồng phải đảm bảo không chứa vi khuẩn. Sau khi cho cá ăn xong, ta lấy toàn bộ thức ăn thừa ra khỏi bể cá. Thức ăn thừa đặc biệt là thức ăn tươi sống có thể khiến bể cá bị ô nhiễm.

Dấu hiệu khi cá rồng đã bị mắc bệnh

Khi nuôi cá rồng, cần chú ý quan sát những dấu hiệu nhỏ nhất để có thể phát hiện kịp thời. Phát hiện kịp thời giúp nâng cao khả năng trị khỏi bệnh. Người nuôi cần quan sát, theo dõi biểu hiện của cá hàng ngày. Khi thấy cá có những biểu hiện khác lạ, cần tiến hành kiểm tra ngay

  • Màu sắc: Cá rồng bị bệnh thường có màu sắc nhợt nhạt
  • Liên tục cọ xát vào thành bể: Đây có thể là dấu hiệu cá bị ký sinh trùng tấn công, gây ngứa ngáy
  • Cá ngáp liên tục: Môi trường nước bị ô nhiễm, nồng độ nitrit, chlorine hoặc nhiễm nấm mang.
  • Biếng ăn: Đây là biểu hiện hay gặp của cá
  • Tiết ra nhiều chất nhờn trên thân

Kết luận

Cá rồng ngáp liên tục tưởng chỉ là một hành động sinh lý bình thường của cá. Cá ngáp thường do lượng oxy thiếu, ngáp để có thể lấy nhiều oxy hơn. Tuy nhiên, ngáp liên tục lại có thể là dấu hiệu của cá đang gặp vấn đề. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và cần thiết. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu nhiều chủ đề hơn, hãy ghé website Wiki Thủy Sinh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.