Tại sao cá Rồng ăn không tiêu? Top 5 cách chữa trị khó tiêu ở cá Rồng

Cá Rồng là loại cá cảnh đẹp và có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, người nuôi thường rất quan tâm và để ý đến tình trạng sức khỏe của chúng. Cá Rồng ăn không tiêu là một hiện tượng phổ biến mà bạn sẽ gặp phải khi chăm sóc cá. Để trị tận gốc hiện tượng này, hãy tham khảo các cách dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết cá mắc chứng ăn khó tiêu

Khi quan sát, bạn sẽ thấy cá bỏ ăn, bị phình to ở bụng và bơi lội khó khăn. Trong trường hợp nặng, cá có thể chổng phần đầu hoặc phần đuôi lên trên. Khi bài tiết, ở phần hậu môn của cá sẽ dính lại phân trắng. Trường hợp nặng hơn nữa là phần hậu môn của cá bị chảy ra nước nhờn.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc cá rồng ăn không tiêu

Người nuôi khó tránh khỏi việc cá bị mắc bệnh, đặc biệt là chứng ăn không tiêu ở cá Rồng. Đây là một bệnh lý khá nặng ở loài cá này. Hãy cùng xem những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Cho cá ăn sai cách

Nguyên nhân chính khiến cá Rồng ăn không tiêu là do bạn đã cho chúng ăn sai cách. Cá có thể đã ăn quá no hoặc ăn phải những loại thức ăn không phù hợp. Cá Rồng vốn dĩ là loại cá cần chăm sóc tỉ mỉ và cầu kỳ. Do đó, người nuôi cũng cần chú ý tới cách chọn thức ăn và cho ăn phù hợp.

Cá Rồng ăn không tiêu dẫn đến chướng bụng
Cá Rồng ăn không tiêu dẫn đến chướng bụng

Do vi khuẩn trong đường ruột của cá

Một nguyên nhân khác dẫn đến chứng ăn không tiêu ở cá là do vi khuẩn và ký sinh trùng. Thức ăn không đảm bảo có thể là môi trường để các loại vi khuẩn xuất hiện. Nếu không nhận biết kịp thời, người nuôi rất dễ cho cá ăn phải loại thức ăn này. Do đó, việc cá ăn không tiêu và bị chướng bụng cũng là điều khó tránh khỏi.

Tác hại của hiện tượng cá rồng ăn không tiêu

  • Bệnh này là bệnh khá nặng, nếu như cá Rồng mắc phải thì khả năng chết sẽ là rất cao.
  • Những trường hợp khác sẽ bị viêm ruột, nặng hơn sẽ dẫn đến viêm ruột mãn tính. Khi đó bạn sẽ thấy phần hậu môn của cá đỏ lên và có lòi trĩ.
Phần bụng bị chướng của cá
Phần bụng bị chướng của cá

Cách khắc phục chứng ăn không tiêu ở cá rồng

  • Cách phòng tránh đơn giản và phổ biến nhất đó là bạn cần tránh việc cho cá ăn quá no và dồn dập nhiều loại thức ăn cùng lúc, bạn cần phải cân đối lượng thức ăn cho cá.
  • Không cho cá ăn thịt bò và những loại thức ăn khó tiêu đối với cá.
  • Nếu bạn cho cá ăn tôm thì bạn cần bóc râu tôm và đầu tôm trước khi cho vào bể cá, điều này sẽ tránh cho việc cá ăn phải phần sắc nhọn trên phần đầu tôm, có nguy cơ đâm thủng ruột cá.
  • Nếu thức ăn của cá là dế, châu chấu, gián, thì trước khi cho cá ăn, bạn cũng nên cắt bỏ càng và chân của chúng, tránh việc cá bị hóc.
  • Nếu thức ăn của cá là động vật, bạn cần cho cá ăn động vật sống và tránh động vật chết. Bởi cá ăn động vật đã chết có khả năng cao bị nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Bên cạnh đó, ta chỉ cho cá ăn thức ăn đông lạnh khi đã giã đông kỹ càng.
  • Giữ môi trường sống của cá luôn sạch sẽ, duy trì nhiệt độ và độ pH ở mức thích hợp. Người nuôi nên thường xuyên lọc nước và chú ý thay nước cho bể cá.
  • Khi thấy bụng của cá đã hơi chướng, bạn cần tiến hành thay ⅓ lượng nước trong bể. Ngoài ra, tăng cường bơm hơi, duy trì lượng muối trong bể và mức nhiệt độ là 30 độ C. Bạn cũng có thể thêm một lượng metronidazol để duy trì theo dõi tình trạng bệnh của cá.

Tham khảo một số loại thuốc bổ trợ cho cá

  • Special Arowana Vitamin Complex số 8, loại thuốc này giúp cá phát triển khỏe mạnh, nâng cao đề kháng cho cá để chống các bệnh tật. Giúp hỗ trợ phát triển màu sắc tự nhiên của cá.
  • Nước đen, giúp ổn định cá khi thả vào bể mới, làm giảm sự phát triển của rong rêu trong bể, giúp hỗ trợ cá khi cá có tình trạng bỏ ăn, rách da, mệt mỏi,… Dùng trong quá trình thay nước sẽ giúp tăng khả năng đề kháng tự nhiên của cá Rồng, giảm bệnh tật và stress ở cá.

Tìm hiểu thêm những bệnh khác thường gặp ở cá Rồng

Cá Rồng khi không được chăm sóc đúng cách rất dễ mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là một trong số những căn bệnh phổ biến ở loài cá này.

Bệnh xoăn mang (kênh mang)

  • Nguyên nhân và biểu hiện: Cá không được chăm sóc kỹ càng. Bể cá để bẩn và không được vệ sinh kịp thời, lượng amoniac và nitrat tăng cao. Lượng oxy giảm nên dẫn tới tình trạng hít thở của cá trở nên khó khăn. Mang của cá có dấu hiệu mở rộng hơn và nhìn thấy phần phía trong mang.
  • Cách khắc phục: Bố trí máy lọc trong bể. Không gian sống của cá cần thoải mái và phù hợp với kích thước của cá (chiều rộng và chiều cao của bể cần tương đối với chiều dài của cá, còn chiều dài của bể thì nên dài gấp 3 lần chiều dài của cá).

Bệnh xù vẩy

  • Nguyên nhân và biểu hiện: Các phần vẩy của cá bị kênh lên, cá có hiện tượng bỏ ăn và hay oằn mình. Nguyên do chủ yếu dẫn đến tình trạng này đó là môi trường sống của cá thiếu oxy trầm trọng. Nước trong bể bẩn và do thay đổi môi trường sống đổ ngột. Bệnh này thường xảy ra trên những con cá còn nhỏ và yếu.
  • Cách khắc phục: Cố gắng duy trì nhiệt độ nước 30-31 độ C và tăng cường thêm lượng muối vào trong bể. Trong quá trình điều trị, bạn cần thay nước thường xuyên, nhưng hạn chế lượng nước thay ra và thêm vào. Bên cạnh đó, bạn không nên cho cá ăn hoặc hạn chế lượng thức ăn đưa vào.

Bệnh sụp mắt

  • Nguyên nhân: Bệnh này xuất hiện ở cá Rồng có khả năng cao đến 60% là do di truyền. Ngoài ra, cũng có nguyên nhân khác như dưới tầng thấp của bể có quá nhiều vật chuyển động. Khi cho ăn, bạn thả quá nhiều thức ăn xuống đáy bể. Điều này làm cho cá có thói quen nhìn xuống nên dẫn đến mắt của cá bị xụp.
  • Cách khắc phục: Bạn nên thả những vật thể nổi trên bề mặt nước, tập cho cá ăn mồi nổi. Vệ sinh và dọn những thức ăn thừa dưới đáy bể.
Cá rồng bị chúi đầu và sụp mắt
Cá rồng bị chúi đầu và sụp mắt

Bệnh mờ mắt

  • Nguyên nhân và nhận biết: Do nước trong bể không được thay thường xuyên, nhiều lượng amoniac và nitrat được sản sinh. Điều này khiến một loại vi khuẩn bám vào tròng mắt của cá, tạo nên một lớp trắng bao phủ. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng hỏng mắt hoàn toàn.
  • Biện pháp: Tăng lượng muối trong bể, duy trì mức nhiệt độ ở 29-32 độ C. Thay nước đều đặn 1 lần mỗi ngày, mỗi lần chỉ nên thay ¼ lượng nước trong bể.

Bệnh đốm trắng

  • Nguyên nhân và nhận biết: Bể nước có màu đục và mùi tanh. Cá có dấu hiệu bỏ ăn, dễ giật mình và khi bơi hay chà xát thân cá vào thành bể. Với những trường hợp bệnh nặng sẽ phát hiện trên thân và đuôi những đốm trắng phát triển nhanh. Bệnh đốm trắng này là một dạng nấm bám trên thân cá và hút chất lỏng của cá. Vì vậy, tình trạng cá vừa bơi vừa cọ xát vào thành bể xảy ra.
  • Cách khắc phục: Trường hợp nhẹ thì cá sẽ tự hết. Nếu trường hợp cá bị nặng, cần tăng nhiệt độ bể lên 32 độ C. Bạn nên bổ sung muối và thay nước từng chút, thay liên tục và sử dụng thuốc hỗ trợ cá.

Bệnh đốm trắng – White Spot

  • Nguyên nhân và nhận biết: Trên thân cá sẽ nổi lên các đốm trắng như các nốt mụn. Nguyên nhân của bệnh này là do một số loại ký sinh trùng ký sinh trên cá, hút máu của cá.
  • Cách khắc phục: Tăng nhiệt độ trong bể lên 32-33 độ C, dùng thuốc chuyên dụng để điều trị bệnh cho cá. Trong quá trình điều trị, cần loại bỏ than hoạt tính ra khỏi hệ thống lọc.

Bị ký sinh trùng bám (rận cá, trùng mỏ neo)

  • Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết: Trùng bám bệnh và gây bệnh cho cá có tên là Lernaea. Chúng có dạng giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể của cá. Khi cá bị nhiễm trùng, cá sẽ bỏ ăn dẫn đến gầy yếu, mệt mỏi. Xung quanh khu vực bị trùng bám sẽ có hiện tượng viêm và xuất huyết. Trùng thường ký sinh trên các mang, vây, da và mắt cá
  • Cách khắc phục: Dùng thuốc số 0 cho cá Rồng, bạn đổ thuốc theo tỉ lệ 10l nước:1ml thuốc. 2-3 ngày thay bớt lượng nước rồi bổ sung thuốc đúng tỉ lệ.

Bệnh stress

  • Nguyên nhân: Thay đổi môi trường nước mới dẫn đến cá bị sốc và chưa kịp thích nghi với môi trường. Ngoài ra, trong bể thả nhiều các loại cá nhỏ bơi nhanh cũng dẫn đến việc cá bị stress.
  • Cách khắc phục: Thay nước không nên thay quá nhiều hơn 50% nước cũ của bể. Nuôi cá trong môi trường rộng rãi, hạn chế nuôi chung với các loại cá nhỏ và bơi nhanh.

Kết luận

Trên đây là những giải đáp về hiện tượng cá rồng ăn không tiêu. Hy vọng, những thông tin trên đã cung cấp cho bạn câu trả lời thỏa đáng. Nếu bạn muốn đọc thêm các chủ đề về cá rồng, đừng quên ghé thăm Wiki Thuỷ Sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *