Mách bạn một số cách chữa trị hiệu quả cho cá rồng bị đục mắt

Bệnh cá rồng bị đục mắt không quá khó chữa và khó phát hiện. Bạn chỉ cần quan sát một số đặc điểm được chia sẻ dưới đây là có thể nhận biết được. Ngoài ra, bài viết còn bật mí một số cách chữa bệnh hiệu quả. Bạn hãy thử áp dụng xem liệu có đạt được hiệu quả không nhé!

Một số nguyên nhân và triệu chứng khiến cá rồng bị đục mắt

Khi cá rồng bị đục mắt có nhiều biểu hiện sẽ xuất hiện ở cá. Bạn cần hiểu được nguyên nhân và nhận biết được cá triệu chứng cơ bản.

Nguyên nhân gây bệnh 

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá rồng bị đục mắt đến từ môi trường, nguồn thức ăn,.. Cụ thể có thể kể đến như:
Nguồn nước bị ô nhiễm. Hoặc do hàm lượng Nitơ tăng cao trong cơ thể của cá rồng.
Cá gặp chấn thương ở mắt như trầy xước, va chạm mạnh với vật cản trong bể.
Viêm giác mạc do bị vi khuẩn ống xâm nhập vào cơ thể.

Triệu chứng khi cá rồng bị đục mắt

Các triệu chứng thường xuất hiện ở một hoặc cả 2 mắt của cá. Khi chúng bị nhiễm bệnh, mắt sẽ bị mờ đi đáng kể và có tiết dịch mủ. Màu mắt trở nên đục màu và sưng phồng lên, giác mạc bên phải bị mở rộng ra. Đôi khi nhìn thấy những bóng trắng phát triển ở bên ngoài mắt.
Nếu xuất hiện những triệu chứng trên bạn cần điều trị ngay lập tức. Cá sẽ bị chết nếu không có biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời. Bởi thời gian xuất hiện triệu chứng cho đến khi tử vong diễn ra rất ngắn.

Bệnh cá rồng bị đục mắt
Bệnh cá rồng bị đục mắt

Cách chữa cho cá rồng bị đục mắt

Bạn nên cần kiểm tra thường xuyên bể cá rồng của mình. Không nên để bệnh quá nặng mới chữa trị. Điều này sẽ tốn nhiều công sức và thời gian hơn. Đôi khi, hiệu quả mang lại không còn tốt nhất nữa. Cách chữa trị bệnh cá rồng bị đục mắt có các bước sau:

  • Bước 1: Thay nước trong hồ cho cá rồng, thay khoảng ⅓ lượng nước có trong bể.
  • Bước 2: Bỏ thêm một chút muối vào bể cá để ức chế vi khuẩn có hại.
  • Bước 3: Bật nhiệt độ sưởi trong khoảng 30- 33 độ C
  • Bước 4: Quan sát tình trạng chuyển biến tiếp theo của cá. Nếu thấy cá đã đỡ hơn thì thay nước 3 ngày 1 lần cho cá. Cần thay 1/ 4 lượng nước trong bể. Kết hợp bỏ thêm muối vào bể nhưng cần giảm lại lượng muối.

Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng của cá không cải thiện mà thấy xấu đi. Mắt cá mờ nặng và sưng to hơn lúc trước. Lúc này, chủ nuôi cần dùng các loại thuốc đặc trị riêng.

  • Cách 1: Sử dụng hòa tan 1 số thuốc với nhau : Aureomycin và penicillin 1000-2000/mỗi lít nước. Khi dùng thuốc thì cần tăng 2-3 độ nước trong hồ lên. Để thuốc đạt được hiệu quả hơn, ta phải thường xuyên quan sát tình trạng của cá. Ta cần lưu ý nên thay 1/4 lượng nước trước khi sử dụng một liều thuốc mới.
  • Cách 2: Sử dụng thuốc Acriflavine 4 ppm (mg/lít). Với cách làm tương tự như trên.

Phải mất 3-5 tháng thì cá mới khỏi được bệnh. Điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị là làm đúng theo hướng dẫn. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị tâm thế kiên nhẫn, chờ đợi. Bạn lựa chọn theo cách nào thì chỉ nên tiếp tục theo cách đó. Đừng dùng quá nhiều cách cùng một lúc, để tránh tình trạng xung đột lẫn nhau.

Những lưu ý quan trọng khi nuôi cá rồng

Để giúp cá rồng tránh được một số bệnh nguy hiểm giống như cá rồng bị đục mắt. Bạn cần nắm một số lưu ý khi nuôi và chăm sóc cá rồng dưới đây.

Cách chăm sóc cá rồng lên màu đẹp
Cách chăm sóc cá rồng lên màu đẹp

Nhiệt độ môi trường nước

Nước là nguồn sống duy nhất của cá rồng. Do vậy chất lượng nước ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát triển của cá. Điều đặc biệt là ta nên chú ý đến nhiệt độ của nước.
Nhiệt độ thích hợp để nuôi cá rồng trong khoảng 29-32 độ C. Chủ nuôi cần kiểm tra thường xuyên nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế. Dựa vào đó người nuôi điều chỉnh nhiệt phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá rồng.

Độ PH

Với loài cá rồng, độ pH lý tưởng giao động trong khoảng 6.5 đến 7.5. Nếu thay đổi đột ngột độ pH sẽ dẫn đến cá bị bệnh và bị yếu đi.

Chế độ dinh dưỡng và cách cho ăn

Cho ăn đúng cách cũng là yếu tố quan trọng trong việc nuôi cá rồng khỏe mạnh. Đến 80% màu sắc tự nhiên của cá đến từ gen của cha mẹ. Tuy nhiên nếu được cung cấp đầy đủ thức ăn bổ dưỡng, cá sẽ phát triển khỏe và đẹp hơn.
Bạn nên thay đổi nhiều loại thức ăn cho cá rồng. Đặc biệt ta nên bổ sung các sinh vật tươi sống. Chẳng hạn như tôm nhỏ ở chợ, tép tươi, dế, gián, trùn sữa, nhái con, cá xiêm,…
Nếu muốn cá phát triển màu đỏ thì nên cho ăn tôm nhỏ hoặc tép nguyên vỏ. Vỏ động vật giáp xác có chứa chất carotenoid kích thích màu và thích hợp dùng làm bữa ăn chính. Riêng tôm chợ nên chia thành gói nhỏ, cất trong tủ lạnh để giữ được tôm được tươi.
Cá dưới 25cm thì nên cho ăn 2-3 lần một ngày. Nếu cá lớn hơn chút nữa, bạn chỉ nên cho ăn 1 lần/ngày. Ta hạn chế cho cá ăn quá no, chỉ cho ăn khoảng 70%

Số lượng cá thể trong bể

Người nuôi cá rồng không nên nuôi số lượng cá quá dày trong khi bể nước nhỏ. Ngoài ra, ta cũng cần tránh nuôi những loại cá xung khắc với nhau, dễ gây xảy ra xung đột.

Tổng kết

Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn nhận biết và điều trị bệnh cá rồng bị đục mắt. Biết thêm cách chữa bệnh rất hữu ích để bạn chủ động xử lý các bệnh cá hay gặp phải. Điều này giúp ta hạn chế phải đưa cá đi chữa bệnh gây tốn kém.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *