Cá rồng ăn gì khỏe mạnh và lên màu rực rỡ không bị bệnh?

Cá rồng ăn gì là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, khả năng miễn dịch và trổ màu rực rỡ của cá. Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ cho cá rồng có màu đẹp nhanh chóng. Cùng chúng tôi điểm qua những loại thức ăn tốt nhất mà người chơi cá nên biết và bổ sung vào thực đơn hàng ngày của cá rồng.

Tầm quan trọng của việc cho cá rồng ăn gì?

Cá rồng là loài cá quý hiếm, mang biểu tượng cho may mắn, tài lộc, uy nghi và quyền lực. Việc chăm sóc cá rồng là công việc khá tỉ mỉ và đòi hỏi sự kiên nhẫn đến từ người nuôi. Cùng với điều kiện môi trường sống, nguồn giống tốt có nhiều tố chất tốt, nguồn thức ăn là yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng, hoàn thiện hình thể và khả năng trổ màu lộng lẫy.

Thức ăn nếu không được chọn lọc và đầy đủ chất dinh dưỡng, cá trở nên yếu ớt, màu da bị xỉn lại, gây mất mỹ quan cho hồ cá và cả không gian nhà bạn. Nhiều nguồn thức ăn có chứa các nguồn bệnh như giun, sán, ký sinh trùng hay vi khuẩn có hai, chúng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và hệ miễn dịch của cá và gây nên các bệnh lý nguy hiểm như dựng vảy, viêm, loét, đốm trắng. Hậu quả là những chú cá hàng chục triệu chết dần chết mòn, ảnh hưởng đến phong thủy và thiệt hại lớn về tài chính đối với gia chủ.

Cá rồng huyết long sẽ lên mà óng ả nếu có chế độ ăn tốt
Cá rồng huyết long sẽ lên mà óng ả nếu có chế độ ăn tốt

Top 8 thức ăn khoái khẩu cho cá rồng sinh trưởng và lên màu óng ả. 

Chế độ ăn của cá rồng con thường cần những lưu ý đặc biệt. Cùng chúng tôi phân tích những loại thức ăn dưới đây để có thể lựa chọn những món ăn khoái khẩu giúp cá con sinh trưởng mạnh mẽ.

Cá rồng ăn gì? Thức ăn cho cá rồng trưởng thành.

Trong tự nhiên, cá rồng thường săn mồi. Các con mồi thường dồi dào vào mùa mưa, thời tiết khí hậu mát mẻ. Đây cũng chính là mùa cá sinh sản và thích hợp để cá rồng con sinh trưởng và đáp ứng đủ chất dinh dưỡng. Khi được nuôi trong môi trường nhân tạo, người nuôi thường tìm mua một số loại thức ăn khoái khẩu, giày chất dinh dưỡng dưới đây:  

  • Trạch: Là loại thức ăn rất bổ dưỡng, giúp cá sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, cá Rồng sẽ có có nguy cơ béo phì khi ăn trạch. Khi cho ăn ta nên cắt khúc nếu vì trạch có khả năng sống rất khỏe, chúng có thể phá hủy nội tạng của cá rồng nếu như bị nuốt chửng.
  • Nhái hoặc ếch: Nhái ếch là những động vật chứa khá nhiều hàm lượng đạm cùng với những dưỡng chất thiết yếu cho sự sinh trưởng của cá rồng. Loại thức ăn này giúp cá tăng trưởng nhanh chóng về kích thước, trọng lượng và lên màu óng ả. Tuy nhiên, ếch nhái nên được mua ở các cơ sở uy tín, không bệnh tật và nhiễm các chất độc như thuốc trừ sâu để tránh ngộ độc cho cá.
Cá rồng săn mồi
Cá rồng săn mồi
  • Tép, tôm tươi: Tép, tôm tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt như Astaxanthin và Caroten cần thiết cho cá phát triển. Vỏ, đầu chân tôm, tép cũng có chứa nhiều canxi  giúp cá chắc xương, tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, chúng chỉ phù hợp với những chú cá rồng trưởng thành. Nếu cá con ăn vào, chúng rất dễ tổn thương khoang miệng, ảnh hưởng đến tiêu hóa do dạ dày cá con còn khá non nớt. 
  • Giun đất: Đây là món khoái khẩu của những chú cá rồng, kể cả con kén ăn. Tuy nhiên, ăn giun cá cũng sẽ béo rất nhanh đồng nghĩa là rồng sẽ từ bỏ thức ăn khác. Đặc biệt phân Cá Rồng khi thải ra rất bẩn khiến nguồn nước ô nhiễm nhanh chóng nếu không thường xuyên được thay và vệ sinh.
Thức ăn cá rồng - Giun đất
Thức ăn cá rồng – Giun đất
  • Thằn lằn: Thường được gọi là rắn mối, nguồn dinh dưỡng giàu đạm trong khẩu phần ăn của cá rồng. Loại thức ăn được người nuôi sử dụng trong thời kỳ sinh trưởng và tốt cho giai đoạn sinh sản của cá. 
  • Côn trùng: Côn trùng được khuyến cáo nên cho cá rồng ăn với liều lượng vừa phải. Côn trùng khiến cá rồng gây nghiện, không muốn ăn những loại thức ăn khác từ đó thiếu đi nhiều dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, phần đầu, chân cứng nên được loại bỏ để giúp cá rồng tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Côn trùng - Thức ăn khoái khẩu của cá rồng
Côn trùng – Thức ăn khoái khẩu của cá rồng
  • Tim bò: Tim bò khi cho cá rồng ăn phải phải đảm bảo loại bỏ các gân hay lớp mỡ khiến cá khó tiêu hóa. Khâu chuẩn bị cũng không quá phức tạp, bạn chỉ cần xay nhuyễn tim bò sau đó, dàn đều lớp có độ dày 1cm trên khay, đem vào tủ lạnh đến khi đông và cắt ra thành từ khúc nhỏ để cho cá ăn. 
  • Sâu Superworm:  Hay còn được gọi là sâu gạo. Loài sâu có nhiều dưỡng chất, sạch sẽ và không mang nhiều nguồn bệnh nguy hiểm như ký sinh, virus có hại.  Đây cũng là nguồn cung cấp Vitamin và khoáng chất đặc biệt là chất  CAROTENOIDS giúp cá trổ màu đẹp. Tuy nhiên loại thức ăn này rất dễ làm cá bị trĩ. Nếu chú cá rồng nào có tiền sử bệnh thì tốt nhất không cho ăn loại thực phẩm này.
 Loài sâuSâu Superworm có nhiều dưỡng chất, là nguồn thức ăn sạch cho cá rồng
Loài sâuSâu Superworm có nhiều dưỡng chất, là nguồn thức ăn sạch cho cá rồng
  • Thức ăn nhân tạo Khi nuôi nhốt trong hồ kính, bạn nên bổ sung thêm các nguồn dinh dưỡng từ thức ăn được tổng hợp bao gồm có thức ăn dạng viên thức ăn đông lạnh. Những loại thức ăn này được sản xuất đảm bảo chất đủ lượng protein, calcium, và các sinh tố cần thiết. Chúng cũng đã đã được loại bỏ mầm bệnh và tuyệt đối an toàn khi được mua ở các cơ sở phân phối uy tín.

Cá rồng con ăn gì sinh trưởng tốt và miễn dịch khỏe.

Đối với những cá thể cá rồng con đã được 4-5 tháng tuổi có thể ăn tất cả những loại thức ăn như cá rồng trưởng thành, tuy nhiên, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Đối với những loại tôm, tép có vỏ, rất cứng, sắc, bạn nên tách vỏ để đảm bảo không gây tổn thương đến khoang miệng và hệ tiêu hóa yếu ớt của cá con.
  • Chia nhiều bữa nhỏ cho cá rồng con: Cá rồng nên nên được cho ăn 2-3 bữa/ngày do chúng cần khá nhiều dưỡng chất cho quá trình trao đổi chất mạnh mẽ để phát triển.

Kỹ thuật cho cá rồng ăn đúng cách.

Nuôi cá rồng là công việc đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn và hiểu biết. Các kỹ thuật cho cá rồng ăn chi tiết, đúng cách sẽ được chúng tôi phân tích dưới đây: 

Số bữa ăn/ngày dành cho cá.

Cá Rồng con đòi hỏi được bổ sung nhiều dưỡng chất hơn để trao đổi chất nhiều và sinh trưởng nhanh chóng. Do đó, chúng thường mau đói hơn. Người nuôi cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế rủi ro cá phát triển không cân đối và lên màu yếu ớt. 

  • Nếu cá rồng còn nhỏ <15cm, nên cho ăn 3 bữa mỗi ngày. Sáng, trưa và chiều.
  • Cá rồng có chiều dài 20cm – 40cm, chỉ nên cho ăn 2 bữa/ngày vào cữ sáng và chiều.
  • Còn cá trưởng thành kích thước >40cm, thì mỗi ngày chỉ cho ăn một bữa, hoặc cách ngày cho ăn một bữa cũng được.

Tạo thói quen ăn đúng bữa.

Ăn đúng bữa giúp cá duy trì hoạt động cả ngày mà không đói và không tốn nhiều công chăm sóc của người nuôi. Cá ăn uống thất thường sẽ khiến người nuôi ước lượng được thức ăn trong ngày, khiến cá quá no hoặc quá đói, ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng sức khỏe, khả năng phát triển ổn định của cá.

Cho cá ăn từ từ, chậm rãi.

Cá rồng rất háu ăn. Khi cho cá ăn bạn nên thả thức ăn từ từ. Thông thường, nếu để ý kỹ, cá sắp no sẽ phát ra tiếng ợ khá to. Sau đó, chúng sẽ không không ăn nữa. Việc thả thức ăn từ từ giúp người nuôi nhận biết được dấu hiệu này và dừng lại đúng lúc để tránh lãng phí thức  ăn cũng như gây ô nhiễm môi trường nước.

Chỉ nên cho ăn đủ no.

Cá rồng chỉ nên cho ăn đủ no ở mức 70%, điều này đảm bảo cá không bị no quá, khiến chúng khó tiêu, mệt mỏi và nằm im dưới đáy. Hệ tiêu hóa quá tải trong thời gian dài có thể khiến cá yếu ớt, hệ miễn dịch ảnh hưởng và có thể gây nên những bệnh lý nguy hiểm ở cá rồng.

Môi trường nước thích hợp để cá tiêu hóa tốt thức ăn. 

Cá rồng sinh trưởng tốt ở khoảng nhiệt độ ấm áp từ 28-32 độ C. Độ ấm vừa phải này sẽ kích thích cá ăn ngon miệng hơn và tiêu hóa tốt hơn. Bạn cũng nên chú trọng vệ sinh nước trong bể cá rồng sau khi cho cá ăn. Các thức ăn thừa trong nước chính là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn có hại. Các thức ăn này sẽ khiến nước hồ ô nhiễm. Hãy dùng vợt vớt những đồ ăn thừa và phân cá càng sớm càng tốt sau mỗi bữa cho ăn để đảm bảo môi trường sống và sinh trưởng tốt cho cá.

Việc người nuôi cho cá rồng ăn gì quyết định tới khả năng trổ màu rực rỡ của cá
Việc người nuôi cho cá rồng ăn gì quyết định tới khả năng trổ màu rực rỡ của cá

Những lưu ý quan trọng khi cá rồng ăn gì.

Dưới đây là những lưu ý quan trong khi cho cá rồng ăn bạn nên cân nhắc và áp dụng: 

  • Thức ăn cần được đảm bảo an toàn và tươi sống:  Dế và gián có thể nhiễm độc như thuốc diệt côn trùng. Những loại cá nhỏ như cá xiêm, nhái con phải chắc chắn là đã nuôi riêng khoảng 1 tuần trước khi làm mồi vì những loại này có chứa những loại giun sán độc sẽ lây nhiễm qua cá. Do đó, bạn nên tìm mua thức ăn cho cá không có chứa chất bảo quản gây độc ở những địa chỉ bán hàng tin cậy,
  • Đảm bảo đúng và đủ lượng thức ăn cho cá: Cá chỉ nên ăn no 70%, nếu quá no, chúng sẽ bị đầy bụng, khó tiêu hóa và mắc các bệnh đường ruột và tiêu hóa nguy hiểm.
  • Đa dạng hóa thực đơn: Cá nếu không được ăn đủ và đa dạng chất dinh dưỡng dưỡng sẽ không phát huy những tố chất mà chúng thừa hưởng từ bố mẹ. Trong khi ăn một loại thức ăn có thể khiến chúng chán ăn, hoặc là không ăn bất kỳ loại thức ăn khác. Bạn cũng nên lưu ý cho cá ăn nguồn thức ăn từ động vật tự nhiên, bên cạnh nguồn thức ăn tổng hợp để cá không thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu.
  • Lập thời gian biểu cho cá ăn: Lập thời gian biểu cho cá ăn theo tuần để có thể thay đổi thực đơn và cho cá ăn điều độ,  Tránh việc cho cá ăn lâu một loại thức ăn và ăn không đúng bữa. 

Trên đây là tổng hợp các loại thức ăn trả lời cho câu hỏi cá rồng ăn gì. Hy vọng bạn có thêm được kiến thức chăm sóc cá rồng đúng cách giúp cá phát huy những tố chất tốt nhất. Theo dõi chúng tôi để có thêm thông tin hữu ích bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *