Cá Koi cạ mình – Nguyên Nhân và Cách khắc phục “triệt để”

Cá Koi cạ mình là một tình trạng dễ gặp nếu bạn mới bắt đầu nuôi cá Koi tại nhà. Trong bài viết này Wiki Thuỷ Sinh sẽ hướng dẫn bạn cách chữa trị. Chỉ cần nhìn vào hành vi của cá thì bạn cũng sẽ phỏng đoán được cá Koi đang mắc phải vấn đề gì. Từ đó bạn sẽ có những hướng đi chuẩn hơn từ việc chăm sóc, trị bệnh và hồi phục.

Cá Koi cạ mình là vì sao?

Cá Koi cạ mình (hay cọ mình) là khi bạn thấy cá Koi của bạn bơi rất nhanh và uốn mình vặn xuống đáy và chà xuống đáy ao. Đôi khi nó trà cả các bên thành hồ, thậm chí sẽ cọ sát với những tảng đá bất kỳ có trong hồ.

Cá Koi hay cạ mình do sán mang cá gây khó chịu
Cá Koi hay cạ mình do sán mang cá gây khó chịu

Nguyên nhân chính khiến cá koi hay cạ mình vào thành bể là do chúng bị nhiễm sán hoặc rận cá. Về chi tiết bạn có thể xem triệu chứng bệnh như dưới đây:

  • Bệnh sán mang: Sán mang cá là một loại sán có bốn đốt, khi trưởng thành nó sẽ tấn công vào mang cá và đẻ trứng ở đó. Trứng sẽ rơi vào nước khi cá hô hấp. Tốc độ trứng nở phụ thuộc vào nhiệt độ của nước trong khi đó các ấu trùng sán rất linh hoạt, chúng tìm kiếm nhanh vật chủ để xâm nhập.
  • Sán da cá koi: Sán da cá thường được tìm thấy trên thân cá, nó không phân đốt. Cả hai loại sán này đều có móc câu ở miệng vì thế mà chúng tấn công và xâm nhập vào cá khá dễ dàng. Tại vị trí đó rất dễ để các loại ký sinh trùng và vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng.
  • Bệnh rận cá: Rận cá là ký sinh trùng hình đĩa tròn, chúng tấn công cá bằng miệng giống như kim tiêm dưới da chọc thủng da cá để hút máu và chất dinh dưỡng.
Cá Koi thường xuyên cạ mình là do rận cá ăn vào mang gây loét
Cá Koi thường xuyên cạ mình là do rận cá ăn vào mang gây loét

Cá Koi cạ mình có nguy hiểm hay không?

Việc cá Koi hay cạ mình có nguy hiểm hay không là điều nhiều người chơi cá hay thắc mắc. Tất nhiên nếu như bạn đã biết được nguyên nhân khiến cá hay cạ mình vào thành bể thì có thể hiểu rõ độ nguy hiểm của bệnh này đến cá Koi nói riêng và cả bể thuỷ sinh nói chung.

  • Nhiễm sán làm cá mất màu sắc, gây kích ứng: Bệnh này thường xảy ra khi điều kiện hồ nuôi không đảm bảo, chất lượng nước kém, nồng độ chất hữu cơ cao, mức độ oxy hòa tan thấp hoặc mật độ thả cá quá dày. Lúc đó sán sẽ ăn lớp biểu bì của mang và da cá tạo ra nhiều chất nhờn (đến nỗi không còn nhìn thấy màu sắc của cá và gây kích ứng).
  • Gây viêm loét: Với cách tấn công của rận cá thì chúng sẽ dễ dàng truyền nhiễm các vi khuẩn và vi rút gây nhiễm trùng cho cá. Khi một con rận cắn vào cá nó cũng tiêm chất làm thu hút nhiều con rận khác khiến chúng tập trung lại tấn công vào 1 chỗ, qua một thời gian vùng tổn thương sẽ mở rộng thành vết loét.
  • Lây lan hàng loạt: Nếu không được chữa trị dứt điểm và sớm tách đàn thì một chú cá bị bệnh có thể lây lan cho rất nhiều những chú cả khác và cả hệ sinh thái của bạn.

Xem thêm: Cá Koi bị đỏ mình – Cách điều trị cá Koi bị đỏ mình “triệt để”

Cách chữa trị cá Koi hay cạ mình vào bể cá

Khi phát hiện cá hay cạ mình cần lập tức tách đàn và xác định nguyên nhân
Khi phát hiện cá hay cạ mình cần lập tức tách đàn và xác định nguyên nhân

Khi cá koi của bạn hay cạ mình vào thành bể hay có các biểu hiện như trên bạn cần xác định nguyên nhân là do sán hay rận. Điều đầu tiên cần làm là vớt cá ra cách ly riêng, thay nước trong bể để không lây lan bệnh cho những chú cá khác. Tiếp đến hãy quan sát kỹ cá koi xem chúng có nhiễm sán hay rận cá. Nếu trường hợp cá mới mắc bệnh nhẹ thì có thể xử lý như sau:

  • Điều trị sán da, sán mang: Sử dụng thuốc cho cá koi Praziquantel. Hòa Praziquantel với liều lượng 2g/1m3, dùng 2 liều cách nhau 2 ngày. Trước khi dùng thuốc phải thay 20% nước. Có thể kết hợp thuốc Paziwantel chuyên dùng cho thủy sản để trộn vào thức ăn của cá koi với liều 6g/30kg thức ăn.
  • Điều trị rận cá: Trước tiếp cần dùng nhíp y tế để gắp bỏ rận ra khỏi thân cá koi. Sau đó dùng thuốc diệt khuẩn, sát trùng như thuốc tím, povidine, betadine…bôi lên vùng da bị tổn thương khoảng 5 – 7 ngày.

Xem thêm: Cá bị ngứa mình – Cách điều trị cá Koi bị ngứa mình “triệt để”

Cách nuôi và chăm sóc cá Koi tránh các bệnh lý nguy hiểm

Để phòng tránh cá koi cọ mình bạn cũng nên trang bị kiến thức phòng tránh dưới đây: 

  • Rận cá khi đã xuất hiện trong hồ, nó sẽ tấn công vào một con cá koi mới bằng nhiều cách: thực vật, thức ăn, trứng rận cũng có thể bám vào cây. Vì vậy đừng thêm bất cứ thứ gì vào hồ, kiểm tra thường xuyên và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
  • Giữ cho áo sạch sẽ, được lọc và thoáng khí. Môi trường trong sạch, các loài vi khuẩn không sinh sôi nảy nở được.
  • Tạo bộ lọc nước tự động. Nó vừa đảm bảo được chất lượng nước cũng như tiết kiệm được thời gian.
  • Thêm vi khuẩn tự nhiên: Các vi khuẩn có lợi hoàn toàn tự nhiên có trong Bio ASKOI sẽ giúp làm sạch dòng nước. Phá vỡ và loại bỏ chất thải hữu cơ, góp phần làm sạch chất lượng nước.
  • Kiểm dịch cá mới: Trước khi bạn thêm cá mới vào ao của mình, hãy giữ chúng trong bể cách ly trong hai đến bốn tuần. Bạn cần làm điều này để đảm bảo chúng không có bệnh truyền nhiễm hoặc truyền nhiễm.
  • Giảm căng thẳng cho cá: Khi thay nước cho cá, hãy thêm thuốc hỗ trợ giảm căng thẳng. Chúng sẽ giúp loại bỏ clo, chloramines, kim loại nặng và amoniac giúp tần suất cá Koi cạ mình giảm đi. Thêm vào đó, nó thúc đẩy một bộ lông chất nhờn khỏe mạnh. Để giúp chữa lành vết thương của cá và bảo vệ chúng trong thời gian căng thẳng thì cần thiết phải dùng.
  • Dùng muối: Dung dịch muối như Dactylogyrus, Gyrodactylus, Epistylis, Trichodina và Chilodonella sẽ tăng lượng điện phân trong hồ cá. Muối cũng có thể loại bỏ các động vật nguyên sinh phổ biến nhất. 
  • Nhiệt độ nước: Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến sức khoẻ và tăng trưởng của Koi, nồng độ oxy trong nước cũng như mức tiêu thụ oxy. Nếu dưới 10 độ C sự trao đổi chất bị giảm xuống đến mức cơ thể hầu như không hoạt động. Dưới 5 độ C Koi đi vào trạng thái ngủ đông và khoảng 2 độ C cá sẽ gần chết.

Như vậy là Wiki Thủy Sinh vừa gửi đến bạn những thông tin về chứng cá Koi cạ mình, biểu hiện và cách chữa trị hiệu quả. Hy vọng bài viết hữu ích tơi bạn đọc, nếu có ý kiến phản hồi đừng ngần ngại comment dưới bài viết này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *