Chơi hồ cá thủy sinh không cần CO2 “Có Thể” nhưng cần “LƯU Ý”

Bài viết điểm qua những vấn đề người chơi thường gặp khi chơi thủy sinh không có CO2 và những cây thủy sinh thích hợp cho hồ không có CO2, đây cũng là chủ đề nằm trong loạt bài hướng dẫn ‘Tự làm và chăm sóc hồ thủy sinh từ A đến Z’ của Vinh Aqua.

Tầm quan trọng của CO2 trong hồ thủy sinh

CO2 vô cùng quan trọng cho hồ thủy sinh, đã có hàng trăm bài viết, video cũng như phản hồi của người chơi thủy sinh khắp thế giới về lợi ích của CO2 cho hồ thủy sinh. Như các bạn đã biết thì CO2 có tầm quan trọng như thế nào đối với các loại thực vật trên trái đất này. Việc thiếu CO2 sẽ làm hạn chế sự phát triển cho thực vật trong bể và có thể tệ hơn là phá hỏng hệ sinh thái trong bể.

Co2 đối với hồ thủy sinh quan trọng như thế nào?
Co2 đối với hồ thủy sinh quan trọng như thế nào?

Nếu bạn còn chưa chắc chắn được rằng liệu CO2 có thật sự cần thiết cho bể thủy sinh hay không, thì thử nghĩ xem tại sao những hãng thủy sinh nổi tiếng trên thế giới lại sản xuất rất nhiều sản phẩm CO2, hay những video về các showroom thủy sinh chuyên nghiệp trên thế giới cũng dễ dàng thấy thiết bị CO2 trong hồ thủy sinh của họ?

Ưu nhược điểm của hồ cá thủy sinh không cần CO2

Trước khi đi đến chi tiết việc nên hay không nên chơi hồ thủy sinh mà không cần trang bị CO2 thì chúng tôi muốn bạn biết về những ưu nhược điểm mà hệ thống này mang lại cho bể cá của bạn

Ưu điểm bể cá không có CO2

  • Tiết kiệm chi phí: Không phải ai đam mê bộ môn thủy sinh này cũng có đủ kinh tế để sắm sửa những trang bị đầy đủ cho một bể cá, vì vậy họ có thể lựa chọn cắt bỏ 1 số phụ kiện không quá cần thiết
  • Không tốn điện: Tất nhiên rồi không có hệ thống cung cấp CO2 thì sẽ bớt được 1 khoản tiền nhỏ để duy trì
  • Không sợ rủi ro: Đôi khi sự cố rò rỉ điện do đấu nối sai hay sai xót của thiết bị dẫn đến chập cháy nổ rất nguy hiểm

Nhược điểm hồ cá không CO2

Sự khác nhau khi trồng thủy sinh trong bể có và không có CO2
Sự khác nhau khi trồng thủy sinh trong bể có và không có CO2
  • Cây thủy sinh không phát triển, phát triển chậm: Cây không căng, cây sẽ không đạt đến thông số màu khi ra lá nước làm ảnh hưởng đến tổng quan của bể, có thể khiến người chơi không được ưng ý
  • Không chơi được những cây thủy sinh đẹp: Khi bạn trồng những cây thủy sinh cần đầy đủ CO2 thì cây trở nên èo ọt , không giữ được trạng thái ban đầu .
  • Khó tạo bố cục cho bể:  Với thiết kế hồ không có CO2 thì rất khó làm những bố cục đẹp, vì cây lên quá chậm khiến việc chăm sóc, cắt tỉa tạo hình khá khó khăn.

Những sai lầm khi làm bể thủy sinh không CO2 người mới chơi thường gặp

Nhiều người mới tập chơi thủy sinh do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kinh tế hạn hẹp nên có nhiều sai lầm trong cách chơi, thường thấy phổ biến như:

  • Chọn một bộ nền rẻ nhất, và đi trồng những loại cây trải thảm như trân châu ngọc trai, rau thơm, những loại cây màu đỏ như Hồng Hồ Điệp
  • Sử dụng một bộ lọc không đủ công suất, không có dòng chảy tốt, ví dụ chơi lọc tràn trên, loại lọc chỉ thích hợp nuôi cá
  • Tự chế đèn, không biết đèn có phù hợp không, miễn nó thắp sáng cái hồ thủy sinh là ổn, hoặc mua những loại đèn led rẻ tiền chuyên dụng nuôi cá cảnh phổ thông. Các bạn không biết rằng đèn tự chế quá sáng, hồ không có CO2, dinh dưỡng ít, rêu hại bùng phát là chuyện không tránh khỏi.
  • Không trang bị quạt làm mát
  • Không trang bị timer, tắt mở đèn theo cảm tính, có thể hôm nào đi chơi quên bật đèn là mở sáng đêm luôn
  • Một vấn đề nữa là tư tưởng chơi thủy sinh đến đâu tìm hiểu tới đó, mua trước tìm hiểu tiếp sau, vừa chơi vừa tìm hiểu cách chăm sóc, và không biết chăm sóc hoặc chăm không đúng.

Kết quả là người trang bị đầy đủ, chịu tìm hiểu kỹ trước và trong khi chơi thì ngắm cây phát triển tốt, còn các bạn cố gắng cắt giảm tối đa, không chịu tìm hiểu thì ngắm cây èo uột, và ngắm rêu hại phát triển tốt, hơn nữa, có rất nhiều trường hợp ngay cả những cây dễ trồng cũng bị rữa

Cây thủy sinh không cần CO2 và ánh sáng

Rất nhiều bạn nhờ Wiki Thủy Sinh tư vấn những loại cây thủy sinh nào phát triển tốt khi không cần CO2, chính vì thế ở phần này chúng ta sẽ cùng điểm qua một số loại cây thủy sinh cần ít sáng, cây thủy sinh không cần CO2 và các loại cây thủy sinh dễ tìm ngoài tự nhiên.

Rêu java

Rêu thủy sinh java có thể sinh sống và phát triển tốt trong môi trường thiếu CO2
Rêu thủy sinh java có thể sinh sống và phát triển tốt trong môi trường thiếu CO2

Hay còn gọi là rêu cá đẻ tên tiếng anh là java moss được trồng nhiều ở rất nhiều hồ thủy sinh Việt Nam và thế giới với nhiều mục đích khác nhau. Loại rêu này rất dễ trồng chịu được lạnh, trong tất cả các loại rêu rêu java được trồng phổ biến nhất.

Vừa cung cấp một nơi trú ẩn cho cá nhưng cũng thường được dùng để trang trí cho hồ thủy sinh. Bạn có thể cố định nó bằng đá hoặc lũa bằng dây cước nhỏ hoặc thả nổi cây đều phát triển tốt. Nhu cầu ánh sáng của rêu java thấp không đòi hỏi nhiều dinh dưỡng có thể sống trong nhiều điều kiện nước và nhiệt độ khác nhau.

Cây rong đuôi chó

Rong đuôi chó cũng khá là dễ trồng trong môi trường thiếu CO2
Rong đuôi chó cũng khá là dễ trồng trong môi trường thiếu CO2

Là loại cây thủy sinh rất dễ trồng và phát triển nhanh không lạ gì với những người chơi hồ thủy sinh chuyên nghiệp nữa rồi. Cây phù hợp với người mới và giúp cân bằng dinh dưỡng trong hồ, cây đóng vai trò rất lớn trong việc ngăn ngừa sự phát triển của tảo bằng cách hấp thụ một lượng lớn chất dinh dưỡng từ nước.

Nó tiết ra một chất kháng sinh giúp ngăn ngừa tảo lục. Rong đuôi chó hoạt động như một bộ lọc trong hồ cá cung cấp bóng che và nơi trú ẩn cho cá. Cây được bán rất nhiều tại các tiệm thủy sinh hoặc những người nuôi cá để lại. Cây rất dễ trồng bạn có thể thả nổi hoặc cắm sàn đều được.

Cây rong la hán

Cây rong la hán là một cây thủy sinh bạn nên cân nhắc trồng trong bể cá không có CO2
Cây rong la hán là một cây thủy sinh bạn nên cân nhắc trồng trong bể cá không có CO2

Rong la hán có tên khoa học là Green Cabomb. Được tìm thấy nhiều ở Ao, hồ, kênh rạch và các đầm lầy ở hầu khắp trên thế giới. Có 2 loại chính là Rong la hán lá xanh, rong la hán lá đỏ có người trồng lên cả rong la hán lá hồng.

Rong la hán là một lại cây thủy sinh trồng vô cùng dễ. Bạn có thể thả trôi hoặc trồng xuống nền. Có nhiều anh em chỉ cần cột túm lại và cố định vào một hòn đá thì cây vẫn phát triển tốt.

  • Lan nước
  • Ngô công thảo
  • Đuôi chó
  • Đại Liễu
  • Thủy Cúc
  • Lệ Nhi
  • La hán xanh
  • Táo xanh
  • Thủy trúc
  • Bạch tuột
  • Hẹ nước
  • Thanh Điệp
  • Hồ Liễu Cao
  • Cỏ mành
  • Rêu Java
  • Rêu mini fiss
  • Rêu Pelia (nước phải mát)
  • Các loại cây dương xỉ (nước phải mát)
  • Các loại cây tiêu thảo

Cách setup một bể thủy sinh không cần CO2

  • Loading….

Lưu ý khi chơi hồ cá thủy sinh không cần CO2

Những lưu ý khi chơi bể cá thủy sinh không cần CO2
Những lưu ý khi chơi bể cá thủy sinh không cần CO2

Những người mới tập chơi hồ thủy sinh mà không có CO2 cần lưu ý một số điều sau để giúp thủy sinh trong hồ được phát triển tốt nhất, giúp người chơi có một hồ cá ưng ý nhất.

  • Cố gắng tìm hiểu kỹ trước khi chơi, nghiên cứu bất cứ tài liệu nào về hồ thủy sinh bạn tìm thấy trên internet, càng nhiều càng tốt.
  • Tham gia vào hội nhóm Wiki Thủy Sinh để học hỏi kinh nghiệm của những người chơi trước.
  • Cố gắng trang bị những phụ kiện khác tốt một chút không cần quá đắt tiền
  • Cần có sự kiên nhẫn, có những cây thủy sinh người chơi trang bị đầy đủ linh kiện, nó cũng đã chậm rồi, ở đây không có CO2 thì càng chậm hơn nữa
  • Chọn mua những loại cây thủy sinh giá rẻ trước, chờ hồ ổn định rồi mua cây đắt tiền
  • Không được chọn đèn quá sáng, không được mở đèn quá mức, ví dụ trên 8 tiếng
  • Nên định kỳ thay nước vệ sinh hồ hàng tuần, nếu có thời gian thì có thể làm 2 lần / tuần hoặc cách 2 ngày, việc thay nước ngoài lợi ích vệ sinh hồ, trong nước mới có một ít CO2 hòa tan và khoáng chất sẽ tốt cho cây.

Như vậy là Wiki Thủy Sinh vừa gửi đến bạn những thông tin về cách chơi hồ cá thủy sinh không cần CO2 và những lưu ý khi chơi. Hy vọng những thông tin này mang đến kiến thức hữu ích đến với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *