Cá Koi bị đỏ mình vì sao? Cách chữa cá Koi bị đỏ mình hiệu quả

Cá Koi bị đỏ mình là bệnh khá phổ biến khi nuôi cá Koi. Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới việc cá bị suy giảm hệ miễn dịch thậm chí là cá chết. Cùng chúng tôi phân tích nguyên nhân, những biểu hiện cụ thể cùng với cách chữa bệnh triệt để nhất cho tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Cá koi đỏ mình có nguy hiểm không?

Khi chơi cá koi, việc gặp cá bị đỏ mình là một triệu chứng không hiếm gặp. Cá Koi bị đỏ mình có mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Trong những trường hợp nhẹ, cá Koi bị đỏ mình nhẹ có thể ảnh hưởng tới màu sắc của cá, mất đi vẻ đẹp vốn có của cá.

Trong nhiều trường hợp nặng hơn, cá sẽ bỏ ăn dài ngày. Thậm chí, cá có thể chết và lây lan virus gây bệnh sang cho những cá thể khác. Do đó, người nuôi cá cần phải theo dõi, nhận biết sớm dấu hiệu cá Koi bị đỏ mình. Từ đó, áp dụng các biện pháp chính xác và cụ thể mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

Cá Koi bị đỏ mình
Cá Koi bị đỏ mình

Những biểu hiện và nguyên nhân bệnh cá Koi bị đỏ mình thường gặp.

Những dấu hiệu bệnh cá Koi bị đỏ mình ban đầu rất khó có thể nhận ra. Tuy nhiên, người chơi cá luôn phải qua sát kỹ càng để tìm cách điều trị kịp thời.

Biểu hiện của cá Koi bị đỏ mình

Cá koi đỏ mình thường có những biểu hiệu như sau:

  • Trên thân cá xuất hiện những đốm màu hồng, đỏ nhạt, lan dần ra những vùng da xung quanh.
  • Cá lờ đờ, mệt mỏi, tách đàn và nằm đáy
  • Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, vây cá sẽ chuyển sang màu đỏ

Lưu ý: Trong giai đoạn đầu của bệnh, sẽ khó phát hiện bởi màu sắc chưa thay đổi quá nhiều, đến khi lan rộng thì bệnh đã trở nặng và khó chữa trị hơn. Bạn nên theo dõi màu sắc, hoạt động của cá thường xuyên để điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đỏ mình ở cá Koi

Các nguyên nhân dẫn tới tình trạng cá Koi bị đỏ mình: 

  • Nhiệt độ nước trong hồ cá Koi thay đổi đột ngột khiến cá chưa kịp thích ứng. Thông thường, nếu nhiệt độ nước thay đổi đột ngột từ 2-5 độ, cá sẽ bị sốc nhiệt, nếu chênh lệch nhiệt độ >5 độ, cá sẽ bị chết.
  • Trong nhiều trường hợp khác, cá lờ đờ và xuất hiện các vết máu huyết đỏ là do cá mới mua về chưa thích nghi kịp với độ pH của môi trường sống mới.
  • Do bắt cá với lực mạnh dẫn tới cá nghẽn các mạch máu, gây sưng và khiến cá đỏ mình.
  • Do cá ăn quá nhiều thức ăn, khiến nội tạng cá bị tổn thương, gây nên các vấn đề về tiêu hóa.
  • Nhiễm khuẩn từ các loại vi khuẩn có hại có trong bể nuôi. Hệ thống lọc chưa tốt, chưa lọc được hết những thức ăn dư thừa,.khiến nước bị ô nhiễm và chứa virus gây bệnh.
    Các vết đỏ xuất hiện trên thân cá Koi
    Các vết đỏ xuất hiện trên thân cá Koi

Cách điều trị cho cá Koi bị đỏ mình triệt để

Để cá Koi hồi phục nhanh chóng, bạn hãy đảm bảo diệt hết mầm mống bệnh có trê cá giống. Bạn cũng có thể sử dụng tetracyclin hay men vi sinh như PSB để điều trị bệnh. Cụ thể được phân tích dưới đây:

Diệt hết mầm bệnh có trên cá Koi giống.

  • Khi cá được mua mới về, ban nên cách ly để nuôi dưỡng và diệt hết mầm bệnh trong bể cá trong vòng 10 – 14 ngày. Chỉ nên thả những chú cá khỏe mạnh,  nhanh chóng thích nghi và tránh lây nhiễm virus chéo giữa cá cũ trong bể.
  • Đối với cá mới, bạn có thể chăm sóc cá bằng cách nuôi cả trước trong thùng nước có sục khí oxy và hệ thống lọc, pha nước muối 5kg /1000l + 1g tetra / 100l nước. Trong trường hợp muốn thả ngay vào hồ, bạn nên tắm cá với thuốc tím để có thể sát khuẩn và khử trùng cho cá.
  • Trước khi thả cá, bạn cần phải kiểm tra nồng độ PH. Để đo nồng độ PH bạn dùng que thử Quickstick hay các thiết bị đo pH chuyên dụng. Hãy phải đảm bảo độ Ph luôn trong khoảng 5- 9. Nếu độ Ph quá cao, bạn tăng thêm lượng khí Co2, thay từ 20-30% nước thường xuyên.cho đến khi độ Ph giảm đến mức ổn định. Nếu Ph quá thấp, bạn có thể cho cho vôi tôi với tỷ lệ 10-20g/m3 để tăng pH hiệu quả.
>> Xem thêm: Cách dùng tetracyclin cho cá koi đúng cách

Điều trị khi cá Koi bị nhiễm bệnh đỏ mình.

  • Nếu cá bị bệnh do tắc nghẽn mạch máu: Bạn thực hiện điều chỉnh nhiệt độ về ngưỡng 27-32 độ. Tuy nhiên, chỉ được điều chỉnh tăng hay giảm nhiệt độ từ từ. Tránh thay đổi quá đột ngột khiến cá không kịp thích ứng.
  • Nếu cá Koi đỏ mình do ăn nhiều, bạn có thể sử dụng một số loại men vi sinh như PSB hay bột hòa tan Asivit. Đây là các chất có chứa khoáng chất và vitamin để làm lành tổn thương vùng nội tạng, giúp cá hồi phục nhanh chóng.
  • Nếu cá bị đỏ mình do xây xước, bạn có thể sử dụng tetracyclin để chữa bệnh đỏ mình ở cá koi. Bạn hòa tan 1g tetracyclin/100 lít nước cùng với 1/2 chén ăn cơm muối/100.lít nước. Ngâm cá liên tục trong nước thuốc, giữ nguyên như vậy sau 02 ngày. Sau đó, tiến hành thay 50% nước.bổ sung liều lượng thuốc tương ứng (1g/100 lít nước) cho phần nước thêm vào. Thấy cá khỏe thì ngưng và thay từ 30- 50% nước để nước sạch trở lại.

Cách phòng ngừa bệnh đỏ mình ở cá Koi hiệu quả.

Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh. Muốn cá Koi khỏe mạnh, người nuôi cá phải thường xuyên chăm sóc, chú ý tới biểu hiện của cá, nắm bắt các loại bệnh mà cá Koi thường hay gặp phải. Đề hạn chế cá bị nhiễm bệnh đỏ mình, người nuôi cần chú ý: 

  • Giữ nhiệt độ và độ Ph ở ngưỡng phù hợp cho cá sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Ngưỡng cá Koi có thể sinh sống là 4-9,.tốt nhất là từ 7 – 7.5. Trong khi đó, nhiệt độ phù hợp cho bể cá là từ 20-27 độ C và lượng oxy tối thiểu là 2,5mg/L
  • Tiến hành thay nước từng phần bằng thay ⅓ lượng nước cũ trong hồ 1 lần/ 2 ngày
  • Nước trước khi bơm vào bể cá phải được xử lý bằng Clo, bạn cũng có thể dùng than hoạt tính hay phơi nắng. Bể cá phải trang bị đầy đủ hệ thống lọc tốt để có thể lọai bỏ hoàn toàn cặn bẩn, thức ăn dư thừa khiến cá Koi bị đỏ mình.
    Những chú cá Koi khỏe mạnh
    Những chú cá Koi khỏe mạnh

Một số bệnh cá Koi thường gặp nhất. 

Chăm sóc cá Koi là công việc cần độ tỉ mỉ nhất định. Các loại cá sẽ dễ dàng nhiễm bệnh nếu như không được theo dõi cẩn thận. Ngoài bệnh cá Koi bị đỏ mình, bạn cũng biết các bệnh thường gặp đối với cá Koi sau đây:

  • Bệnh trùng leo: Bệnh do ký sinh trùng bám chặt vào thân, đuôi để hút dưỡng chất, gây nên những vết thương chảy máu.
  • Bệnh rận cá: Bệnh do những ký sinh rận cá trê thân, da, mang hút máu. Chúng đồng thời tiết ra chất độc khiến cá bị thương và sưng đỏ. Những vết thương này cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút tấn công và lây lan chéo.
  • Bệnh đốm trắng: Các hạt trắng xuất hiện trên đầu cá, lây lan giữa các bộ phận và cá thể cá Koi.
  • Bệnh đốm đỏ: Cá Koi xuất hiện những đốm xuất huyết, bong vảy từng mảng, bơi lờ đờ, bỏ ăn nhiều ngày liền. Các đốm xuất huyết sẽ tấy, loét, mang cá tái nhợt và mắt cá xuất huyết.
  • Bệnh thối đuôi: Phần đuôi cá có hiện tượng sưng viêm, bong tróc hoại tử và ứ máu.
  • Bệnh sán da, sán mang: Bởi các loại sán ký sinh, cá Koi nhiễm bệnh thường co giật ngứa mình, cựa thân vào cạnh bể. Sán có thể hút máu, gây thủng mang, khiến cá chết nếu không được điều trị kịp thời. 
  • Bệnh loét: Các vết loét được gây ra bởi các va chậm, nhiễm khuẩn. Vết loét sẽ khiến cá chết nếu không được phát hiện kịp thời.

Trên đây là các biểu hiện và cách điều trị bệnh cá Koi bị đỏ mình an toàn và hiệu quả nhất. Hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích để bảo vệ đàn cá Koi khỏe mạnh.


 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *