Hướng dẫn chi tiết setup bể cá thủy sinh hài hoà, phong thủy cực tốt

Bể thủy sinh là một không gian sống thu nhỏ đem lại sự tươi mới, vẻ đẹp hài hòa, đầy sức sống cho không gian nhà bạn. Có nhiều phong cách setup bể cá thủy sinh phù hợp với sở thích, mong muốn và cả nguồn lực tài chính khác nhau. Nếu bạn đang tìm hiểu cặn kẽ quy trình setup bể thủy sinh, bạn có thể thực hiện theo các kỹ thuật mà chúng tôi phân tích dưới đây!

Những phong cách hồ thủy sinh mà có thể lựa chọn. 

Trước khi bắt tay vào thực hiện các kỹ thuật làm bể thủy sinh, bạn phải định hình cho mình phong cách bể mà bạn mong muốn.

  • Phong cách Hà Lan: Phong cách này có sự tổng hòa nhiều màu sắc, hình dạng của các loại cây thủy sinh, tạo được cảm giác tương phản, chiều sâu trong bể cá. Các kiểu quy hoạch theo cụm, từng lớp, tần có sự phân biệt rạch ròi. Nếu như phía trước nền được trồng các loại cây thảm, cây bụi, thì đằng sau được nâng cao bởi các loài thủy sinh cao hơn. Đặc biệt, phong cách này không có những vật trang trí như đá, lũa.
    Bể thủy sinh phong cách Hà Lan
    Bể thủy sinh phong cách Hà Lan
  • Phong cách Biotop: Là phong cách mô phỏng các chi tiết mặt nước trong tự nhiên ở một đoạn sông con suối. Các chi tiết nổi bật nhất là một đoạn vây, thân cây chìm xuống nước. Bố cục được sắp xếp tự nhiên có kèm thêm đá và một vài nhánh lũa cầu kỹ và đẹp mắt.
Phong cách Biotop
Phong cách Biotop
  • Phong cách rừng : Phong cách mô tả hệ sinh thái hoang dã, như một khu rừng rậm vùng nhiệt đới, Amazon. Thủy sinh trong bối cảnh phong cách này rất phong phú, tươi tốt với nghệ thuật sắp xếp mà như không sắp xếp vô cùng tự nhiên.
    Phong cách rừng của hồ thủy sinh
    Phong cách rừng của hồ thủy sinh
  • Bố cục tự nhiên:  Bố cục tạo nên từ những thung lũng hay sườn đồi tạo độ sâu tự nhiên cho bể cá. Thực vật bể cá tự nhiên không kém phần phong phú so với phong cách rừng rậm. Các loại cắt cắm được sử dụng khá phổ biến vì chúng có tốc độ sinh trưởng nhanh và phát triển dày đặc. Bể cũng được tạo kết hợp bố trí dương xỉ, rêu, lũa và nhánh đá một cách tự nhiên.
    Bố cục tự nhiên để setup bể cá thủy sinh
    Bố cục tự nhiên để setup bể cá thủy sinh

Ngoài các phong cách trên, bạn hoàn toàn sáng tạo được những mẫu hồ riêng theo khả năng và nguồn tài chính của mình, miễn là bạn thấy đẹp và hài hòa. Giờ thị cùng chúng tôi đi vào tìm hiểu các kỹ thuật setup bể thủy sinh chi tiết và dễ hiểu nhất ở dưới đây nhé!.

Hướng dẫn setup bể cá cảnh thủy sinh đơn giản, phong thủy tốt.

Để có thể bắt tay vào setup bể thủy sinh, bạn phải tốn khá nhiều công sức trước đó cho việc tìm mua các thiết bị phù hợp. Dưới đây là một số kinh nghiệm chọn các thiết bị phụ trợ bể cá cùng các tiểu cảnh mà bạn có thể tham khảo.

Chuẩn bị các thiết bị, vật liệu để làm bể cá thủy sinh 

Tìm mua hoặc tự dán hồ kính 

Hồ thủy sinh có kích thước đa dạng và tùy thuộc vào sở thích của bạn. Phần lớn bể kính không có kiềng, dán keo thẩm mỹ, mài vi tính với các kích cỡ phổ biến. Thông thường, bể kính càng lớn giá sẽ càng cao, ngoài ra còn tùy thuộc vào chất lượng kính, mức độ tinh xảo của gia công: Có nhiều kích thước bể cá cho bạn lựa chọn:

  • Bể 50cmx30cmx30cm
  • Bể ADA: 60cmx30cmx36cm)
  • Bể phổ thông: 60cmx 40cm x 40cm
  • Bể 80cm x 40cm x 40cm
  • Bể 90cm x 40cm x 40cm
  • Bể 90cm x 45cm) x 45cm)
  • Bể 100cm  x 50cm  x 50cm 
  • Bể 1 mét 2 x 50cm  x 50cm

Với việc lựa chọn các bể kính, bạn nên lưu ý một số điểm sau: 

  • Những người mới chơi nên ưu tiên mua bể có các kích thước là 60*40*40 – 90*45*45 – 120*50*50. Các bể nhỏ hơn rất dễ nhanh chán và không phù hợp nuôi với những nhiều dòng cá lớn hơn.  
  • Nên chọn bể dán dấu keo, mài vi tính, không mài, không kiềng.
  • Những bể có kích thước nhỏ nên nên mua loại kính siêu cường có độ chắc chắn ổn định, không nhất thiết phải là kính cường lực gây lãng phí.
  • Bể có kích thước nhỏ có thể chọn kính có độ dày từ 5mm vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, với kích thước bể từ 60*40*40, bạn nên cân nhắc kính dày 8mm, 10, 12mm để đảm bảo chắc chắn và an toàn hơn.

Lựa chọn Chân hồ, tủ gỗ

Sau khi bể cá được chọn lựa, bạn cũng nên tìm chân gỗ để đặt bể kính phù hợp. Các loại chân gỗ bể cá thủy tinh được bán chạy nhất thị trường như: 

  • Chân gỗ ốp nhôm
  • Chân gỗ nhôm
  • Chân hồ ốp gỗ
  • Chân hồ làm từ gỗ 100%

Mức giá phụ thuộc hoàn toàn vào vật liệu và mức độ tinh xảo của gia công. Thông thường, chân gỗ ốp kim loại, hay gỗ ép có giá thành rẻ nhất, từ khoảng 1-5 triệu đồng/bộ. Các loại gỗ càng quý hiếm càng đắt. Ví dụ như các chân gỗ cho bể cá rồng được làm từ các loại gỗ quý như gỗ hương, lim có giá từ 35-50 triệu đồng, thậm chí lên tới hàng trăm triệu đồng. Chiều cao thông dụng cho chân bể là 70-80cm là phù hợp nhất. Bạn cũng có thể lựa chọn chiều cao theo mong muốn để tổng thể bể hài hòa với không gian hơn.

Hệ thống lọc nước cho bể thủy sinh

Môi trường nước sẽ quyết định sức sức khỏe và khả năng sinh trưởng của cá hay các động vật thủy sinh khác. Để có chất lượng nước tốt, hệ thống lọc nước cũng phải đảm bảo chất lượng. Khi mua lọc nước, điều bạn cần quan tâm đầu tiên là công suất của chúng. Bể cá kích thước lớn cần bộ lọc có công suất và hiệu năng hoạt động tốt hơn. Ví dụ như bể có thể tích bể 100 lít nước thì nên tìm loại lọc công suất 500-700 lít /1h trong khi  bể nước có dung tích 200l thì bộ lọc có công suất 1000l/h mới phù hợp. Một số dòng lọc bạn có thể cân nhắc:

  • Lọc vách: Lọc vách được đặt ngay bên trong hồ, giá thành rẻ và cho khả năng lọc nước tốt. Tuy nhiên, máy khá cồng kềnh và chiếm diện tích lớn trong bể. 
  • Lọc thùng: Loại lọc được sử dụng phổ biến với tính thẩm mỹ cao và khả năng lọc nước rất tốt. Máy có độ bền tốt, sử dụng trong nhiều năm liền. Cũng có nhiều mức giá cho bạn lựa chọn từ những dòng giá rẻ chỉ 5-600.000 đồng đến những Những mẫu tốt hơn với mức giá lên tới 10 triệu đồng.

Đèn cho bể thủy sinh 

Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc trang trí và tạo môi trường cá sinh trưởng và trổ màu đẹp. Ánh sáng nhiều từ đèn cũng khiến rêu sinh sôi mạnh mẽ. Các loại ánh sáng cũng nên phù hợp với các loại thủy sinh, cá và chiếu sáng với mức độ hợp lý, từ 6-11h/ngày. Tùy thuộc vào cá và hệ thống thủy sinh trong bể. Một số loại bóng đèn phù hợp với bể thủy sinh được nhiều người tìm mua nhất.

  • Đèn huỳnh quang: Loại đèn tỏa khá nhiều nhiệt, tốn điện và độ xuyên sâu khá thấp. Đền được dùng nhiều những năm về trước 2018 bởi mức giá thành rất rẻ.
  • Đèn Metal: Dòng đèn không được sử dụng phổ biến hiện nay với kha khá các bất tiện: đèn tỏa nhiệt cao, rất tốn điện, bóng thay thế đắt và khó tìm.
  • Đèn led trắng như Chihiros SeziA, Odyssea SlimX là dòng đèn hiện đại, tiết kiệm và vô cùng thẩm mỹ. Tuy nhiên, đèn không đánh răng màu sắc của cá và tiểu cảnh, chỉ thích hợp dùng trong các loại bể không đòi hỏi cầu kỹ về màu sắc.
  • Đèn led RGB của một số hãng tiêu biểu như: ADA, Twinstar, Flatone, Chihiros, Odyssea, Week và Nala…Đèn cho hiệu quả sáng vượt trội nhưng rất linh động điều chỉnh giải màu, phù hợp với cá bể thủy sinh và bể cá.
    Đèn cho bể thủy sinh 
    Đèn cho bể thủy sinh

Phân nền cho hồ thủy sinh

Phân nên không chỉ đóng vai trò cung cấp các chất hữu cơ, dinh dưỡng cho cây thủy sinh sinh trưởng, chúng còn có vai trò quan trọng trong việc ổn định chất lượng nước. Lớp phân nền được đặt dưới cùng bề mặt đáy của cá, tạo nên lớp nền ổn định vững chắc để trồng cây thủy sinh và các tiểu cảnh. Bạn có thể chọn phân nền trộn hoặc phân công nghiệp đều được:

  • Phân nền trộn được làm từ bùn, đất, đất sét. Tuy có giá thành giá rẻ nhưng tính thẩm mỹ không cao. Khi setup dễ bị vẩn đục. Phân nền sau khi được trải sẽ được đè một lớp sỏi lên bề mặt để hạn chế tình trạng này. 
  • Phân nền công nghiệp: Loại phân đang chiếm ưu thế nổi bật so với phân trộn khi vừa chứa nhiều chất khoáng, dưỡng chất cần thiết cho hồ mà vẫn sạch sẽ và thẩm mỹ. Tuy nhiên, giá thành khá đắt. 

Bộ cung cấp khí Co2 (máy sủi khí )

Một số thương hiệu sản xuất máy sục khí CO2 bể cá nổi tiếng và được sử dụng nhiều phải kể đến như: Gex, Jebo, Resun. Các loại máy sục khí có nhiều mẫu mã và công suất khác nhau. Bạn nên nhờ sự tư vấn của người bán để tìm mua được dòng thích hợp với bể cá của mình.

Lựa chọn lũa, đá cho hồ thủy sinh 

Lũa và đá là những điểm nhấn đặc biệt, thiếu chúng, bể sẽ bớt đi nhiều sự sinh động và tinh tế.

  • Các loại lũa phổ biến như: Trà rừng, linh sam, đỗ quyên, redwood. Trước khi bỏ lũa vào bể để trang trí bạn nên ngâm muối hoặc luộc qua, hay ngâm vài tuần tránh việc lũa bị ra màu, bị mốc, khi đó cho vào bể sẽ gây ảnh hưởng đến bể.
  • Các loại đá thông dụng như: tai mèo, kẹp kem, trầm tích,.. thường ở các cửa hàng bán đồ bể cá sẽ có bán, khi mua bạn nên hỏi chi tiết người bán để tìm hiểu thêm.

Rêu, dương xỉ và các loại cây thủy sinh

Có một số loại cây thủy sinh mà bạn có thể lựa chọn. Các loại cây tiền cảnh nên là những dòng cây thấp., bò sắt nền. Trong đó, cây trung cảnh và tiền cảnh nên chọn các loại có kích thước lớn hơn. 

  • Cây cần ít ánh sáng: Như ráy, rêu, dương sỉ – thích hợp với các bể có lượng ánh sáng tầm 0.5w/ 1 lít nước trở xuống, lượng CO2 vừa phải, không cần quá nhiều dinh dưỡng và nguồn nước mát mẻ.
  • Các loại cây thủy sinh ưa ánh sáng: Như bucep, cát cắm,…để cây được căng đẹp thì loại này cần lượng ánh sáng lớn, CO2 và dinh dưỡng nhiều.
    Các loại cây thủy sinh làm sinh động bể thủy sinh của bạn
    Các loại cây thủy sinh làm sinh động bể thủy sinh của bạn

Lựa chọn cá cảnh

Có nhiều dòng cá thủy sinh có màu sắc ấn tượng,bắt mắt. Chúng có giá thành khá rẻ và dễ dàng mua được ở  các cửa hàng bán cá cảnh. Một số dòng tiêu biểu đó là: Cá Neon, Cá Sóc Đầu Đỏ, Cá Tên Lửa, Cá Tam Giác, Cá Anh Đào, Cá Chim Cánh CụtBạn nên chọn những chú cá nhanh nhẹn, có màu sắc nổi bật và không có dấu hiệu bị thương, lở loét và các dấu hiệu bất thường khác.

Hướng dẫn chi tiết setup hồ thủy sinh hài hoà

Bước 1: Tạo lớp nền cho hồ cá thủy sinh

Rải lớp nền lên trên mặt bể và tiếp tục  bo phần phân nền xung quanh cách thành 10 ly – 20 ly.  Sau đó, rải sỏi đá (dày từ 5-6cm) để cố định lớn nền, tránh lớp nền vẩn đục làm ô nhiễm nguồn nước. 

Lưu ý, cát sỏi ở khu hậu cảnh nên cao dần phía sau để tạo chiều sâu cho bể cá. Nếu bạn muốn dễ vệ sinh và có thể tái sử dụng, nên chọn sỏi cỡ to từ hạt đậu trở lên, tránh chọn hạt chọn quá to hoặc quá mịn.

Tạo lớp nền cho hồ cá thủy sinh
Tạo lớp nền cho hồ cá thủy sinh

Bước 2: Xây dựng bố cục của bình

Tùy vào sở thích, bạn có thể bố trí đá, lũa, cành cây lên trên mặt nền. Lưu ý, các tiểu cảnh như đá có thể chôn chân bằng cách đặt chúng ở đáy bể trước khi đổ nền vào.

Xây dựng bố cục của bình
Xây dựng bố cục của bình

Bước 3:Trồng cây thủy sinh

Bạn cho 1 lượng nước vào hồ cao hơn lớp nền 10 phân với dòng chảy nhẹ. Tránh dòng chảy trực tiếp vào lớp sỏi, cát bằng cách lót bao nilon dày hoặc dĩa tròn. Sau đó, bạn có thể trực tiếp trồng cây thủy sinh vào lớp nền công nghiệp đã được làm ẩm.

Lót đĩa tròn dưới dòng chảy để tránh xói mòn phân nền 
Lót đĩa tròn dưới dòng chảy để tránh xói mòn phân nền
Trồng cây thủy sinh vào hồ 
Trồng cây thủy sinh vào hồ

Bước 4: Cho nước vào đầy bể

Nên cho nước tử từ, tránh xáo trộn bể cá và làm nổi gốc những cây thủy sinh mới trồng.

Cho nước vào hồ thủy sinh
Cho nước vào hồ thủy sinh

Bước 5: Lắp các thiết bị khác

Các thiết bị đã chuẩn bị bao gồm lọc, đèn, sủi khí và vận hành thử. Lọc phải được chạy 24/24 để phát triển hệ vi sinh và chiếu đèn với thời lượng từ 8-10h/ngày. Giữ nhiệt độ cho bể cá ổn định từ 22-29 độ C để cây thích ứng nhanh và phát triển.

Bước 6: Kiểm tra hồ cá thủy sinh

Các thông số trong hồ như nồng độ pH, nhiệt độ, độ cứng của nước cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thả cá vào hồ.

Bước 7: Thả cá cảnh

Mất khoảng từ 1-2 tuần để môi trường nước ổn định và thích hợp cho việc thả cá. Lúc mới đầu, bạn nên thả một vài con cá thủy sinh để theo dõi và kích thích hệ vi sinh phát triển. Nếu thả cá nhiều, hệ cân bằng vi sinh của bể bị xáo trộn khiến cá bị chết.

Khi mua cá, bạn không nên thả vội vào bình. Hãy đặt cả cá vào bể, để cá thích nghi dần với môi trường mới. Sau đó, mới nhẹ nhàng nghiêng túi để cá từ từ bơi ra ngoài.

Thả cả túi cá vào hồ tối thiểu 15 phút để chúng thích nghi dần với môi trường mới
Thả cả túi cá vào hồ tối thiểu 15 phút để chúng thích nghi dần với môi trường mới

Bước 8:  Chăm sóc bể cá và vệ sinh hàng tuần

Bạn có thể châm thêm các loại phân nước với liều lượng vừa đủ 1-2 giọt/tuần để cây sinh trưởng và xum xuê hơn. Môi trường nước cần đảm bảo sạch sẽ, nên thay từ 20-30% nước cho mỗi lần thay. Thường xuyên tỉa tót và loại bỏ những lá thủy sinh già, úa. Ban cũng có thể thả tép ăn rêu hại nếu cần thiết.

Một số lưu ý khi setup bể cá thủy sinh an toàn và tiết kiệm.

Quy trình setup bể cá thủy sinh không quá phức tạp, tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý những điểm sau: 

  • Lựa chọn các thiết bị như máy lọc, đèn chiếu sáng, phân bón ở những cơ sở uy tín để được cam kết về chất lượng thiết bị.
  • Thường xuyên theo dõi và và quan sát bể sau khi đã setup.
  • Luôn cho lớp nền thấp ở phần trước, dày hơn và cao hơn về phía sau hồ để tạo chiều sâu cho hồ. Cây thủy sinh nền trồng phía trước, cây cao sinh trưởng mạnh hơn thì trồng phía sau của hồ.
  • Tiến hành vê tròn và ngăn lớp phân nền tiếp xúc với thành kính, tránh phân nhả quá nhanh, thừa chất hữu cơ cần thiết cho hồ.

Những vị trí nên đặt hồ thủy sinh cảnh đẹp, vượng khí tốt.

Bể cá thủy sinh khi bố trí nên cân nhắc các yếu tố phong thủy. Bạn có thể tham khảo những vị trí và lưu ý về mặt phong thủy dưới đây: 

Vị trí đặt hồ phải phù hợp với mạng phong thủy. Theo nguyên tắc tương sinh tương khắc của phong thủy, mệnh hỏa, mệnh thổ nên hạn chế đặt bể thủy sinh trong nhà

Khi đặt bể cá ở trong nhà, nên đặt bể ở các hướng thuộc cung Quan Lộc, Phú quý như hướng Bắc, Đông, Nam, Đông Nam để gia đình gặp nhiều may mắn, tài lộc, sức khỏe. Vị trí đặt bể cá đẹp nhất trong ngôi nhà chính là  phòng khách, khiến phòng trở nên sang trọng và hút nhiều vương khí. Bạn cũng có thể làm thành vách ngăn giữa bếp với phòng khách nếu 2 phòng sát nhau.

Bạn nên đặt bể cá ở bên ngoài căn nhà nếu  muốn dùng bể cá để chặn ám khí (với điều kiện xung quanh nhà phải có hàng rào và có khoảng cách nhất định với nhà bên cạnh. Vị trí bể cá dưới xà nhà giúp các thành viên trong gia đình giảm căng thẳng, áp lực, mệt mỏi.

Một số mẫu setup bể cá thủy sinh theo xu hướng hiện đại 2021.

Một số mẫu bể thủy sinh rất đa dạng. Bạn có thể tham khảo những mẫu bể thủy sinh đơn giản nhưng vô cùng hiện đại dưới đây:

Phần đá trọng tâm và là điểm nhấn cho hệ sinh thái bể thủy sinh
Phần đá trọng tâm và là điểm nhấn cho hệ sinh thái bể thủy sinh
Với phần đá đơn giản, nên trồng cây thủy sinh lớn, mềm mại
Với phần đá đơn giản, nên trồng cây thủy sinh lớn, mềm mại
Bể thủy sinh đơn giản, dễ setup nhưng khá hài hòa
Bể thủy sinh  có phần đá đặt trọng tâm
Một sự lựa chọn kết hợp Nhánh dĩa  thú vị và bắt mắt
Một sự lựa chọn kết hợp các nhánh dĩa thú vị và bắt mắt
Lớp đá được chôn nền kỹ lưỡng vô cùng tự nhiên
Lớp đá được chôn nền kỹ lưỡng vô cùng tự nhiên
Bể thủy sinh đơn giản nhưng không kém phần  ấn tượng
Bể thủy sinh đơn giản nhưng không kém phần ấn tượng với các khối đá bố trí xem kẽ với cỏ nền
Hồ thủy sinh mang phong cách tự nhiên
Hồ thủy sinh mang phong cách tự nhiên

Trên đây là chi tiết cách setup bể cá thủy sinh và một số mẫu bể thủy sinh đơn giản nhưng đẹp và hiện đại. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích. Theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kinh nghiệm chăm và bảo dưỡng bể cá thủy sinh hiệu quả!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.