Cá Betta nuôi chung được không? 7+ Sinh vật thể nuôi cùng Betta

Thông thường những người chơi cá sẽ muốn nuôi betta chung với các sinh vật khác. Tuy nhiên điều này tưởng chừng dễ thực hiện nhưng hoàn toàn ngược lại. Việc nuôi nó chung với sinh vật khác sẽ phù hợp vào độ tuổi của cá và nhiều yếu tố khác. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cá betta nuôi chung được không và nếu được thì đó là những sinh vật nào. 

Giải đáp thắc mắc" Cá betta nuôi chung được không? (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Giải đáp thắc mắc” Cá betta nuôi chung được không? (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Cá betta nuôi chung được không?

Cá betta sẽ nuôi chung được với điều kiện khi còn bé còn khi chúng lớn sẽ khá khó để chung với loài khác. Bởi vì khi cá còn nhỏ, cơ thể lúc này của chúng rất yếu, đuôi cá chưa phát triển và tính tình lúc này của lúc này cũng ôn hòa hơn nên sẽ ít tấn công loài khác. 

Khi lớn thì chúng vẫn có thể nuôi chung nhưng hơi khó khăn một chút. Cá Xiêm nổi tiếng là loài hung dữ có tính bảo vệ lãnh thổ cao nên khi lớn rất khó nuôi chung. Nếu để nuôi cùng loài khác thì tốt nhất phải nuôi tách chúng ra hoặc nếu không muốn nuôi tách thì bạn có thể nuôi hai con betta mái cùng với nhau. 

Xem thêm: Nuôi cá Betta có cần oxy không? Các loại cá không cần oxy

7+ Sinh vật được nuôi chung với cá betta (cá chọi)

Để nuôi cùng cá Xiêm, thì sinh vật đó phải thường sống thành đàn hoặc có kích thước lớn một chút. Dưới đây là 7 sinh vật đáp ứng đủ 2 tiêu chí đó cho bạn lựa chọn nuôi cùng cá Xiêm. 

Cá lau kính

Cá lau kính có kích thước từ 25-30cm, nặng từ 1-2kg. Bởi vì kích thước khủng này nên cá betta sẽ khá e dè sinh vật này từ đó dễ dàng nuôi chung. Tuy nhiên cũng bởi vì kích thước khủng của cá nên bạn cần chuẩn bị bể nuôi lớn để chứa vừa cả hai. 

Ngoài các yếu tố kể trên, cá lau kính còn là sinh vật giúp vệ sinh bể cá của bạn. Thức ăn chính của loài này là rong rêu chính vì vậy bạn không cần lo bể cá của mình bị đám rêu làm dơ vì cá lau kinh sẽ khử hết đám rêu đó cho bạn. 

Cá lau kính là một trong những loài nuôi chung được. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh) 
Cá lau kính là một trong những loài nuôi chung được. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Cá chuột

Cá chuột có tập tính sinh sống thành đàn, mỗi con có kích thước khoảng 7cm. Đây là loài cá nhỏ có màu sắc đẹp rất được ưa chuộng trong giới chơi cá. Nhiệm vụ chính của cá chuột sẽ là giúp bạn dọn bể bằng cách ăn hết phần thức ăn thừa ở dưới đáy bể xà dọn sạch đám rêu bám trên bể.

Loài cá này hiền và rất linh hoạt nên thường được nuôi với các loài cá dữ. Cho dù loài này có bị săn đuổi thì nhờ vào sự linh hoạt của chúng cũng dễ dàng thoát được.  Khi nuôi, bạn nên thả từ 3-5 con vào bể.

Những chú cá chuột sẽ là người bạn đồng hành trong bể cá betta. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh) 
Những chú cá chuột sẽ là người bạn đồng hành trong bể cá betta. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Tép ma

Tép ma là sinh vật thường được lựa chọn nuôi cùng cá Xiêm. Tương tự như cá chuột, tép ma sẽ giúp bạn dọn hồ bằng cách ăn các thức ăn thừa của cá Xiêm để lại. Tuy nhiên bạn cần cẩn trọng khi thả tép ma xuống bể vì nếu không chú ý nó sẽ trở thành thức ăn cho cá betta. 

Tép ma thân thiên nhưng cần chú ý khi cho nuôi cùng cá chọi. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)
Tép ma thân thiên nhưng cần chú ý khi cho nuôi cùng cá chọi. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Xem thêm: Tìm hiểu tại sao cá betta nằm im dưới đáy và cách khắc phục

Cá tam giác

Tiếp đến trong danh sách là một loài cá quen thuộc với nhiều người- Cá tam giác. Cá tam giác có kích thước khoảng 4cm gần bằng so với cá betta. Sinh vật này sống theo đàn và bản tính của chúng hiền lành nên rất dễ nuôi. Lý do cho việc loài cá này có thể nuôi chung cá betta là vì màu sắc của chúng không rực rỡ nên sẽ không thu hút sự chú ý của cá betta. 

Người bạn thân thiện cho bể cá của bạn. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh) 
Người bạn thân thiện cho bể cá của bạn. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Cá hổ phách

Cá hổ phách hay cá hồng nhung thuộc loài tetra có bản tính ôn hòa. Chúng có chiều dài vỏn vẹn 2,5cm và là một trong những dòng cá phong thủy được săn đón nhiều nhất. Sinh vật này có tốc độ bơi rất nhanh nhờ vậy chúng sẽ dễ dàng tẩu thoát nếu bị cá betta bắt. 

Cá hổ phách có tốc độ bơi dáng kinh ngạc dễ dàng thoát khỏi cá betta. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh) 
Cá hổ phách có tốc độ bơi dáng kinh ngạc dễ dàng thoát khỏi cá betta. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Cá Mây trắng

Khi nói đến các sinh vật nuôi cùng betta thì không thể không nhắc đến cá mây. Đây là loài cá hiền lành và sống thành nhóm 3-5 con. Khi nuôi chung bạn nên điều chỉnh nhiệt độ khoảng 24 độ C cho bể cá. Loài cá mây trắng sống trong nhiệt độ 16-24 độ trong khi cá betta lại sống trong điều kiện nước 24-27 độ. Chính vì vậy, việc điều chỉnh lại nhiệt độ nước là vô cùng cần thiết.  

Sinh vật thân thiện nhất nhì trong thế giới loài cá. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh) 
Sinh vật thân thiện nhất nhì trong thế giới loài cá. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Cá Neon

Tuy nhỏ nhắn có thể làm mồi cho cá betta bất cứ lúc nào nhưng cá neon vẫn có thể được nuôi cùng cá Xiêm một cách bình thường. Loài cá này có thân hình nhỏ và vẫn có tập tính sống theo đàn như cá chuột hay cá mây trắng. Chính vì vậy khi muốn nuôi chúng bạn phải thả vào bể ít nhất là 6 con. Vì do sống theo tập thể nên cá betta muốn tấn công loài này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Bạn có thể yên tâm khi nuôi cá neon cùng với cá Xiêm. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh) 
Bạn có thể yên tâm khi nuôi cá neon cùng với cá Xiêm. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Nuôi chung cá bảy màu với cá betta được không?

Điều này vẫn được tuy nhiên bạn cần lưu ý bảo vệ cá bảy màu. Cả hai loài cá này có tính cách đối lập nhau hoàn toàn. Đối với betta thì đây là loài cá hung dữ còn ngược lại cá bảy màu thì nhu hòa hơn. Chính vì vậy bạn cần thêm một lớp ngăn cách hai loại cá này khi nuôi chung.

Bạn có thể nuôi chung cả hai loài này với nhau. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh) 
Bạn có thể nuôi chung cả hai loài này với nhau. (Nguồn: Wiki Thủy Sinh)

Tổng kết

Như vậy, Wiki Thủy Sinh đã giải đáp câu hỏi cá betta nuôi chung được không? nuôi chung với những loài cá nào. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết trên và hy vọng nó sẽ giúp ích nhiều đến bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *