Nguyên nhân cá rồng chết và cách sơ cứu hiệu quả

Cá rồng chết là trường hợp đáng tiếc thường xảy ra khi người chơi cá không có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dưỡng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cá rồng chết ? Liệu có cách sơ cứu nào để kịp thời cứu cá hay không? Cùng chúng tôi phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá rồng chết có điềm báo gì cho gia chủ?

Người ta tin rằng, cá rồng có thể thấy trước viễn cảnh và báo hiệu trước cho con người. Khi sinh trưởng khỏe mạnh và trở màu rực rỡ, cá rồng là biểu tượng của quyền uy, tỏa ra vượng khí thu hút tài lộc. Tuy nhiên, cá rồng đột ngột chết là một điềm báo của những dấu hiệu xui xẻo, bất trắc hay bệnh tật. Một số ý kiến trái chiều lại cho rằng cá rồng chết là điềm lành giúp gánh nạn và hóa dữ cho người chủ.

Những Quan điểm này đang còn bỏ ngỏ và chưa có những minh chứng khoa học nào xác thực. Thực tế cá rồng chết do nhiều nguyên nhân khác như như bị thương, cá bị sốc nước hay mắc các bệnh nguy hiểm…. Bạn cần tìm hiểu và xem xét nguyên nhân như thế nào và đừng quá lo lắng bởi quan điểm sống và tín ngưỡng mỗi người là khác biệt.

Nhiều người cho rằng cá rồng chết là điềm báo xui xẻo, bất trắc
Nhiều người cho rằng cá rồng chết là điềm báo xui xẻo, bất trắc

Nguyên nhân phổ biến khiến cá rồng chết

Có nhiều nguyên nhân khiến cá rồng chết, bạn có thể tham khảo các nguyên nhân sau để phòng ngừa cũng xử lý nhanh chóng để cứu mạng được những chú cá đang ngắc ngoải.

Bể cá thiếu hoặc thừa oxy

Trang bị bộ lọc nước và sục khí không phù hợp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sinh trưởng và đe dọa đến tính mạng của cá. Công suất máy yếu thường không đủ cung cấp đủ oxy trong nước để cá hô hấp. Trong khi công suất quá mạnh, chuyển động nước liên tục mạnh khiến cá mệt mỏi, lờ đờ và bị cuốn theo chuyển động của nước. Trong nhiều trường hợp, hệ thống lọc nước quá mạnh hút ngược những con cá yếu, khiến chúng mắc kẹt và chết gần bộ lọc. 

Do cho cá ăn không đúng cách

Cá rồng rất háu ăn, chúng đớp tất cả mồi mà người nuôi thả xuống hồ. Cá ăn quá nhiều khiến dạ dày quá tải, bụng cá sưng phù khó lấy cân bằng khi bơi. Nhiều thức ăn nhân tạo khi được thả xuống dưới nước sẽ nở to, gây chướng bụng khiến cá khó tiêu, tức bụng và đột ngột chết. Đối với những thức ăn dạng viên, tốt nhất người nuôi nên ngâm trong nước từ 2-3 phút trước khi cho cá ăn. 

Cá rồng mắc bệnh

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc cá rồng chết. Có nhiều bệnh lý nguy hiểm trên cá rồng như bệnh nấm, bệnh đường ruột , ký sinh trùng, lở loét… Các dấu hiệu bạn đầu thường không rõ ràng và khó nhận biết. Nếu cá không được chăm sóc và theo dõi hàng ngày, các triệu chứng bệnh sẽ trở nặng và khi phát hiện sẽ khó lòng cứu chữa. Các loại bệnh của cá thường đến từ chất lượng nước thấp, chứa quá nhiều vi khuẩn và nguồn lây nhiễm bệnh tật. Việc thay nước và khử khuẩn cá trước khi thả vào hồ là đặc  biệt quan trọng.

Cá rồng bị bệnh dựng vảy nặng 
Cá rồng bị bệnh dựng vảy nặng

Cá rồng chết do sốc nước

Cá rồng bị sốc nước do thay đổi quá chênh lệch về nhiệt độ giữa nguồn nước cũ và mới; các thông số của nước bị thay đổi quá đột ngột như độ muối gia tăng, pH và độ cứng của nước thay đổi; độc tố của ammonia, nitrite và nitrate bỗng nhiên gia tăng một cách bất thường.

Trong đó, sốc nước do sự thay đổi các các thông số độ cứng của nước, nồng độ pH là nguyên nhân đáng lo ngại nhất. Các triệu chứng chỉ xuất hiện sau khi nước đã được thay ~ 24-72 tiếng. Đây là lúc cơ thể cá đang cố gắng thích nghi, thì nếu vì không thông hiểu, bạn lại thay ngay nước mới thêm một lần nữa với các thông số cũ trước khiến chúng trải qua thêm một lần sốc nước và khả năng tử vong là rất cao.

Cá rồng chết do va đập mạnh 

Chính tập tính bay lên và đớp con mồi khiến nhiều chú cá rồng năng động không may va vào thành kính, té ra khỏi bể gây chấn thương nặng và chết ngay sau đó. Bể kính nuôi cá rồng là yếu tố được cân nhắc đầu tiên khi nuôi cá rồng. Tốt nhất, bể cá nên có nắp đậy chắc chắn để tránh những mối nguy hại như chó mèo xung quanh và hạn chế chấn thương do va đập mạnh ở cá.

Những dấu hiệu cho thấy cá rồng suy giảm miễn dịch và có thể chết.

Cá sắp chết thường rất yếu ớt và nổi bụng lên trên mặt nước do không thể kiểm soát được cơ thể của mình. Các dấu hiệu phổ biến để bạn có thể nhận biết cá rồng đang trong tình trạng sắp chết đó là: 

  • Mắt cá chuyển sắc, thông thường là màu trắng đục và nhiều trường hợp là chuyển sang màu đỏ máu.
  • thở hổn hển, mất khả năng giữ thăng bằng, kiểm soát thân thể và phần bụng ngửa lên trên mặt nước.
  • Cá di chuyển khó khăn, có hiện tượng co giật và chìm dần xuống đáy bể.
  • bỏ ăn, gầy guộc xanh xao trong nhiều ngày liền và không hứng thú đồ ăn mới hay các món khoái khẩu trước đó của chúng.
  • Cơ thể cá có những vết xây xước, tụ máu lớn, cá mất khả năng điều khiển cơ thể và lơ lửng trên mặt nước.

Cách xử lý, sơ cứu cứu mạng cá rồng sắp chết.

Để cứu mạng cá kịp thời, người chơi cá phải nhận biết được các dấu hiệu, phân tích được các nguyên nhân để xử lý nhanh chóng.

Phán đoán tình trạng nguy kịch và nguyên nhân gây nguy hiểm cho cá

Cách xử lý và cấp cứu cá thông thường đòi hỏi người chơi biết chính xác nguyên nhân khiến cá chết  Bạn cần Xác định rõ các triệu chứng của cá trước khi sơ cứu: Các nguyên nhân có thể đến từ  việc sốc nước, va đập mạnh hay nhiễm các bệnh lý từ xử lý nhanh chóng các tình trang này.

  • Nếu bạn để ý thấy cá có các dấu hiệu biếng ăn hay gầy đi thì đó chính là do ký sinh trùng gây bệnh trên cá, các vùng trắng sữa lớn trên vây hay đuôi cá hoặc bộ vây bị rách tả tơi thì cá của bạn đang bị nhiễm nấm nặng
  • đớp không khí, thở gấp, hay trôi lềnh đềnh trên mặt nước hay lặn dưới sát đáy bể thì chứng tỏ cá đang bị bệnh hoặc do chất lượng nước kém.
  • Nếu cá có những tổn thương, biến dạng trên cơ thể, vết thương tụ máu trên cơ thể trong khi trước đó vẫn khỏe mạnh thì có thể cá đã va đập vào các vật thể trong bể nước.
  • Nếu cá xuất hiện các chất nhầy bao phủ toàn thân sẽ xuất hiện trong 24-72 giờ, cá rồng ói mửa thì cá có thể bị sốc nước do các thông số chất lượng nước như độ cứng, độ pH thay đổi quá đột ngột.
  • Cá bị ăn quá no sẽ mệt  mỏi, bụng phình to, cá lơ lửng và mất kiểm soát thân thể.
  • Nếu cá rồng nổi đầu từ 12h đêm về trước hoặc bơi lội toán loạn trong tư thế nằm thẳng, lúc húc đầu vào thành bể chứng tỏ rằng hồ nuôi đó thiếu oxy một cách trầm trọng.
Cá rồng bị thương do va đập mạnh 
Cá rồng bị thương do va đập mạnh

Phương pháp sơ cứu, xử lý cứu cá khỏi nguy hiểm

Từ các biểu hiệu cá rồng đang nguy cấp, bạn phải xử lý ngay các cách sơ cứu dưới đây:

  • Cá bị chết do ăn quá no: Nếu thấy cá bụng hơi to, hay oằn mình, bạn nên nên thay 1/3 lượng nước, tăng cường bơm hơi, tăng lượng muối, duy trì nước ở 30 độ C và thêm một lượng metronidazol vào bể.
  • Cá mắc bệnh nguy hiểm: Trong trường hợp này, muốn cứu được cá, bạn cần nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia để chữa trị đúng và đủ liều lượng thuốc.
  • Khi cá bị sốc nước do thay đổi đột ngột độ cứng, nồng độ pH của nước, người nuôi không nên thay nước lập tức. Giai đoạn 72h là thời gian để cá thích nghi với môi trường nước mới. Bạn không nên làm gì ngoài việc theo dõi thường xuyên cá rồng. Nếu chúng ngấm ngáp hồi phục thì có lẽ chúng vừa vượt qua lưỡi hái tử thần.
  • Cá có nguy cơ chết do va đập: Khi thấy cá có dấu hiệu bị thương, tróc vảy, bạn cho sủi oxy nhẹ nhàng tại khu vực cá bơi. Đồng thời, lấy tay tạo sóng nước hòa tan Oxy vào nước. Các vết thương nặng nên được khử trùng để tránh nhiễm trùng.
  • Xử lý khi cá thiếu oxy: Bố trí máy sục khí, máy thổi khí để tạo oxy hòa tan cho cá. Giữ cá trong khu vực có máy sủi khí đến khi cá giữ được thăng bằng và ổn định trở lại.

Sau khi sơ cứu mà không có sự cải thiện rõ rệt, bạn nên mời bác sĩ thú y hoặc tham khảo từ các chuyên gia để có cách xử lý phù hợp hơn.

Cách phòng tránh cá rồng chết do các bệnh lý nguy hiểm.

Cá rồng là loài cá cảnh đòi hỏi người nuôi phải bỏ ra khá nhiều công sức cũng như thời gian. Tạo  điều kiện môi trường sống tốt nhất cho cá là cách phòng tránh các loại bênh tật cũng như tình trạng cá chết hiệu quả. Người chơi cá phải có những kiến thức nhất định giúp phòng tránh và xử lý tình trạng cá nguy kịch nhanh chóng. 

Duy trì môi trường sống sạch sẽ và ổn định cho cá rồng

Môi trường sống là yếu tố quan trọng nhất. Chất lượng nước cáo sẽ hạn chế tình trạng cá rồng chết do sốc nước và nhiễm nhiều bệnh lý nguy hiểm: Theo đó, môi trường nước phải đảm bảo: 

  • Nhiệt độ (độ C): 27-30
  • Độ pH: 5-6
  • Mặt nước không được tích bong bóng, các váng mỡ, không có những gợn hay những vụn thức ăn lơ lửng.
  • Bạn chỉ nên thay nước 1-2 tuần/lần. Mỗi lần thay từ 10-20% nước để môi trường sống của cá không thay đổi quá đột ngột, dẫn tới tình trạng sốc nhiệt, chán ăn và mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.Kh thây cũng nên để ý đến nồng độ các hóa chất Chlorine và các chất hóa học ảnh khiến cá sốc nước.
  • Trang bị hệ thống lọc nước tốt, sủi bọt khí oxy 24/24 với mức công suất vừa phải. 

Chế độ ăn của cá hợp lý

Cá chỉ nên ăn đủ no từ 70%. Tùy vào kích thước và độ tuổi của cá, chế độ ăn là khác biệt: 

  • Nếu cá rồng còn nhỏ <15cm, nên cho ăn 3 bữa mỗi ngày: Sáng, trưa và chiều.
  • Cá rồng có chiều dài 20cm – 40cm, chỉ nên cho ăn 2 bữa/ngày vào cữ sáng và chiều.
  • Còn cá trưởng thành kích thước >40cm, mỗi ngày chỉ cho ăn một bữa.

Bảo vệ cá bằng bể kính an toàn, có nắp đậy

Bạn có thể lấy các vật nặng đè lên nắp bể cho chắc chắn hơn. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng các loại kính cường lực có độ dày từ 8-10mm.  Quan trọng không kém, người nuôi nên theo dõi cá thường xuyên để nhận biết những dấu hiệu sớm. Xử lý kịp thời sẽ cho hiệu quả hồi phục và khả năng sống sót cao hơn. Đừng để đến khi tính trạng đã trở nặng, khả năng cá sống sẽ rất thấp.

Cá rồng sống trong điều kiện môi trường tốt sẽ ít mắc bệnh và sức đề kháng tốt hơn
Cá rồng sống trong điều kiện môi trường tốt sẽ ít mắc bệnh và sức đề kháng tốt hơn

Trên đây là các dấu hiệu và nguyên nhân dẫn tới tình trạng cá rồng chết. Hãy đảm bảo môi trường sống của cá đủ tốt để duy trì sức đề kháng và ngăn ngừa trường hợp không đáng tiếc này. Theo dõi chúng tôi để có được kinh nghiệm chăm sóc cá rồng tốt bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.