[TỪ A – Z] Bật mí kỹ thuật giúp cá cảnh chịu lạnh tốt đúng quy chuẩn

Cá cảnh, với đa dạng hình dáng, màu sắc hiện khá được nuôi khá phổ biến. Tuy nhiên, để chăm sóc cá khỏe mạnh, đặc biệt giúp cá cảnh chịu lạnh tốt không hề đơn giản. Hãy theo dõi nội dung phía dưới, Wiki Thuỷ Sinh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.

Môi trường sống của cá nước lạnh

Mỗi loài động vật đều có môi trường sống riêng. Đây sẽ là điều kiện tự nhiên tiêu chuẩn để chúng sinh trưởng và phát triển. Do đó, để chăm sóc cá, giúp cá cảnh chịu lạnh tốt, ta cần quan tâm đến môi trường mà chúng ở.

Nơi cư trú của cá

Cá nước lạnh là loại cá thường được tìm thấy ở đa số các vùng nước lạnh. Tất cả những địa điểm như ao, hồ, sông, suối đều thấy sự xuất hiện của chúng. Tên gọi này hoàn toàn không có nghĩa cá có khả năng chịu lạnh tốt. Việc cá chịu lạnh tốt hay không thể hiện qua khả năng chịu đựng cao với nhiệt độ thấp. Người nuôi cần thực sự hiểu biết về mỗi loài cá để tạo điều kiện sống tốt nhất cho chúng.

Nhiệt độ thích nghi

Cá cảnh chịu lạnh tốt không nhất thiết cần tới máy sưởi kín trong bể khi nuôi. Nhiệt độ thích hợp nhất vào khoảng 20 độ C. Vì vậy đôi khi nhiệt độ phòng cũng là môi trường sống sống lý tưởng cho cá.
Một số loài cá chịu lạnh tốt phổ biến nhất hiện nay, có thể kể đến như: cá Koi, cá vàng,… Chúng có thể được nuôi trong các ao, hồ ngoài trời mà không cần quá lo lắng về vấn đề nhiệt độ.

Top 5 loại cá cảnh chịu lạnh tốt

Hiện có rất nhiều loại cá cảnh chịu lạnh tốt. Những loại cá này thường khá dễ nuôi. Bạn có thể tham khảo một vài loại cá dưới đây.

Cá bảy màu rừng endler (Endler’s Guppy)

Cá bảy màu rừng Endler là loại cá nhỏ, thuộc họ hàng xa với loài cá quốc dân Việt Nam. Loài cá này còn được biết với cái tên dân dã là cá bảy màu.

Chúng xuất xứ từ những cánh rừng Nam Mỹ, nơi có nhiệt độ và môi trường sống khắc nghiệt. Chính vì vậy, mà loài cá này có thể sống tốt vào cả hai mùa nóng và lạnh. Đây là loài cá cảnh chịu lạnh tốt. Nhiệt độ phù hợp cho cá nằm trong khoảng 17-27 độ C.

Cá bảy màu rừng
Cá bảy màu rừng

Cá vàng (Goldfish)

Cá vàng là thành viên tương đối nhỏ của họ cá chép, họ cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Loài cá này đang được rất nhiều người yêu thích nhất hiện nay.

Điều đặc biệt ở cá vàng là khả năng thay đổi màu sắc theo phổ ánh sáng trong bể nuôi. Đó cũng là lý do tại sao cá sống trong bể tối lại thường có màu nhạt hơn vào các buổi sáng.

Khi trưởng thành, chiều dài tối đa chúng có thể đạt được khoảng 16-20cm. Tuy nhiên, hiếm thấy con cá nào đạt được đến kích thước này trong điều kiện bình thường. Nếu biết cách chăm sóc, chúng sẽ trở thành người bạn của bạn trong suốt 20 năm đấy.

Cá vàng Ranchu đáng yêu
Cá vàng Ranchu đáng yêu

Cá ngựa vằn (Danio Fish)

Cá ngựa vằn có tên khoa học là Danio rerio, ở một số vùng miền còn được gọi là cá Sọc ngựa. Loài này thuộc dòng cá ôn hòa. Cá ngựa vằn rất khỏe, ít bệnh tật và có có thể sống trong các bể có kích thước bé mà không chết.

Chúng thường bơi theo bầy đàn và kiếm ăn phía trên mặt nước. Màu sắc khá đa dạng, sặc rỡ như: Đỏ, vàng, xanh. Đây là loại cá cảnh chịu lạnh tốt, thích hợp nuôi trong các bể thủy sinh diện tích vừa. Nhiệt độ môi trường nước dao động từ 18-24 độ C.

Cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn

Cá Galaxy Thiên Hà (celestial Pearl Danio)

Cá Thiên Hà sở hữu vẻ ngoài nổi bật với những đốm trắng sáng dọc hai bên bụng và dải màu trên phần sống lưng tựa. Loại cá này được tìm thấy tại các vùng đồng cỏ ngập nước tại biên giới Thái Lan và Myanmar. Đây thường là những nơi mực nước có thủy triều lên xuống liên tục. Nhiệt độ nước cũng vì thế mà thay đổi, ngưỡng nhiệt độ mà cá có thể sống cũng khá lớn từ 20-26 độ C.

Cá Galaxy Thiên Hà
Cá Galaxy Thiên Hà

Cá tên lửa Ấn Độ (Denison Barb)

Cá tên lửa (Denison Barb) có thân hình tương đối dài. Nếu bạn đem chúng đi so sánh với những dòng cá cùng chủng loại. Thân hình cá nổi bật với màu bạc và một sọc đen chạy dọc theo cơ thể. Đi kèm là một sọc đỏ chạy từ phía miệng qua mi trên rồi kéo dài ra quá nửa thân phía sau. Do có xuất xứ từ Ấn Độ nên dòng cá này còn được gọi với cái tên “Cá Hồng Mi Ấn Độ”.

Cá tên lửa thuộc dòng cá ăn tạp, năng động, khỏe mạnh, rất dễ nuôi chung với các loại cá khác. Nếu như bạn nuôi chúng ở bể có diện tích nhỏ, rất có thể bạn sẽ thường xuyên bắt gặp cảnh chúng nhảy ra ngoài. Lý do bởi loài cá này thường sống ở nơi có dòng nước chảy mạnh. Bạn nên chú ý đậy nắp bể sau khi thả cá bạn nhá. Loài cá cảnh chịu lạnh tốt này có thể sống trong môi trường từ 18-20 độ C.

Cá tên lửa Ấn Độ
Cá tên lửa Ấn Độ

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc cá cảnh chịu lạnh

Dưới đây, là những lưu ý vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc cá chịu lạnh tốt. Hãy đọc thật kỹ trước khi những rủi ro xảy ra quá sớm.

Kỹ thuật chăm sóc

Môi trường nhiệt độ phù hợp

Luôn giữ mực nước trong bể nuôi ổn định. Khi thời tiết lạnh kéo dài, đặc biệt là mùa đông, nhiệt độ nước thấp xuống dưới 8-14 độ C. Bạn nên sử dụng đèn sưởi dưới nước gắn vào trong bể để duy trì mức nhiệt độ phù hợp với cá từ 18-26 độ C.

Bên cạnh đó, các loại cá nước lạnh có thể cần hệ thống lọc nước phức tạp hơn các loài nhiệt đới. Chú ý tới bộ xử lý lọc thường xuyên, nhằm đảm bảo chất lượng nước trong bể luôn được sạch.

Tăng cường hệ miễn dịch cho cá

Để đàn cá cảnh chịu lạnh tốt, bạn cần thường xuyên bổ sung Vitamin vào bể. Loại dinh dưỡng thiết yếu của các loài động vật. Vitamin có tác dụng hỗ trợ các hoạt động cơ quan, chức năng, giúp cá sinh trưởng tốt.

Thức ăn phù hợp cho cá

Chất lượng thức ăn cho cá

Trên thị trường có rất nhiều các loại thức ăn cho cá ảnh, chủ yếu là cám công nghiệp, Loại thức ăn này được pha trộn theo từng loại sở thích, tập tính ăn đặc thù của mỗi loài. Khi sử dụng, để đảm bảo chất lượng nguồn thức ăn, bạn nên kiểm tra hạn sử dụng thường xuyên.

Một số loại thức ăn có hạn sử dụng ngắn, rất dễ xảy ra tình trạng nấm mốc. Nếu cho cá ăn, chắc chắn sẽ làm ô nhiễm môi trường nước, lâu dần cá của bạn sẽ nhiễm bệnh.

Số lượng thức ăn cho cá

Dựa vào trọng lượng, số lượng cá đang có trong bể mà điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp. Tránh để thức ăn dư thừa trong bể. Nếu cá không ăn hết thì cần vớt bỏ đi ngay.

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiêu thụ thức ăn của cá. Nếu dưới 18 độ C, lượng thức ăn nên giảm khoảng 30-50% so với bình thường. Nếu nhiệt độ dưới 15 độ C thì bạn không cần thiết phải cho cá ăn.

Thời gian cho cá ăn

Thời gian cá chuyển hóa thức ăn tốt nhất rơi vào buổi sáng sớm hoặc chiều. Nếu bạn có nhiều thời gian, hãy chia nhỏ lượng thức ăn và cho cá ăn thành nhiều bữa. Hành động này giúp cá không bị quá tải và tiêu hóa, hấp thụ được tốt hơn.

Phương pháp giúp cá chịu lạnh tốt

Mực nước trong bể

Luôn giữ ổn định mực nước trong bể tại vị trí cố định. Nếu được, ngay từ đầu bạn hãy sắm cho những chú cá một chiếc bể có độ cao tương đối. Điều đó sẽ có tác dụng rất lớn trong việc duy trì nhiệt độ dưới đáy bể. Bạn cũng nên tránh dọn bể quá nhiều, tốt nhất đừng làm lại bể trong mùa đông.

Chống nhiều cây thủy sinh

Cây thủy sinh là loài thực vật có khả năng sống dưới môi trường nước hay bán nước như bùn lầy. Vào mùa lạnh, chúng là nơi trú ẩn lý tưởng và nguồn thức ăn tự nhiên tuyệt vời giúp cá cảnh chịu lạnh tốt.

Không những thế, cây thủy sinh còn đóng vai trò như một cỗ máy lọc nước chăm chỉ. Chúng hấp thụ Nitrat từ lá và dưới nền, cũng như hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2, mang lại môi trường sống hoàn hảo.

Sử dụng đèn sưởi

Để đảm bảo ngưỡng nhiệt độ trong bể luôn được kiểm soát tốt, đèn sưởi luôn là sự lựa chọn xứng đáng.
Sau một thời gian sử dụng, có thể máy sưởi của bạn gặp một số vấn đề gây hỏng hoặc trục trặc. Nên cần để ý thường xuyên, không kịp thời xử lý, cá của bạn có thể sẽ bị chết.

Kết luận

Như vậy, cá cảnh chịu lạnh tốt hay không phụ thuộc vào từng loài và cách bạn chăm sóc. Do đó, việc trang bị những kiến thức căn bản luôn là nền tảng vững chắc cho quá trình chăm sóc cá. Wiki thủy sinh vừa chia sẻ cho bạn những lưu ý quan trọng cho việc chăm sóc cá cảnh. Hãy theo dõi Wiki thủy sinh thường xuyên để kịp thời cập nhật thêm những nội dung thông tin hữu ích. Xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *