Trải nền hồ thủy sinh là kỹ thuật khá đơn giản. Các loại nền được sử dụng phổ biến nhất là nền trộn và nền phân công nghiệp. Kỹ thuật trải nền cho loại phân này sẽ được chúng tôi phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây. Theo dõi ngay!
Nền thủy sinh tốt, đạt chuẩn cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Một lớp nền hồ thủy sinh tốt, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt cần thỏa mãn các tiêu chí sau:
- Kích thước và hình dáng hạt nền phù hợp: Đáy nền với kích thước hạt nền quá to khiến sẽ khiến nước chảy qua dễ dàng và cuốn trôi hết dưỡng chất, các mảnh vụn sẽ tích tụ trong khe nền và có thể tạo thành bùn. Trường hợp hạt nền có kích thước quá nhỏ sẽ sớm bị chặt lại, làm ngưng trệ sự chuyển động của oxy và dưỡng chất. Kích thước hạt nên từ từ 1 đến 3mm và có hình tròn để tránh làm tổn thương rễ cây.
- Độ dày đáy nền hợp lý: Những loại cây sinh trưởng mạnh cần lớp nền giày để phát triển bộ rễ. Nếu nền quá mỏng, rễ của chúng sẽ co và xoắn lại, ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dưỡng chất. Độ dày nền khuyến nghị từ 6 đến 10cm để phù hợp cho tất cả các loại cây thủy sinh hiện nay.
- Đủ hàm lượng chất khoáng: Đáy không nên chứa các chất khoáng độc hại, đặc biệt là hợp chất có hàm lượng canxi cao. Do đó, bạn nên tránh để trên lớp nền quá nhiều đá vôi, san hô hoặc vỏ sò, vỏ ốc. Điều này khiến hàm lượng canxi cao làm tăng độ kiềm và gây trở ngại cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của cây.
- Hàm lượng chất hữu cơ không quá cao : Hàm lượng chất hữu cơ có thể cải thiện bằng việc đưa lớp nền có giàu dưỡng chất. Tuy nhiên hàm lượng chất hữu cơ quá cao từ việc trộn than bùn, đất trồng trọt cũng khiến nồng độ chất hữu cơ lên quá cao, khiến hồ thủy sinh quá tải và sinh vật trong hồ ảnh hưởng.
Kỹ thuật trải nền cho hồ thủy sinh cá cảnh chính xác.
Trong giới chơi hồ thủy sinh, có 2 loại nền được sử dụng phổ biến nhất bao gồm nền trộn và nền phân công nghiệp.
Hướng dẫn trải nền trộn cho hồ cá cảnh.
Nền trộn được biết đến với loại nền có độ bền lâu dài, chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Kỹ thuật trải nền trộn cũng không quá phức tạp.
Bước 1: Rải lớp nền trộn vào bể kính
Các bạn trải một lớp nền trộn cách thành kính 3-4cm. Lớp nền trộn này có độ dày khoảng 1-2cm phía trước và tăng dần về phía sau bể (3-4 cm) về phía sau.. Nền càng dày thì độ bền càng lâu, do đó, bạn điều chỉnh độ dày theo ý thích. Tuy nhiên không dày quá 5cm, và đảm bảo lớp nền phía sau dày hơn để tạo chiều sâu cho hồ..
Nền cách thành kính 3-4cm để tránh dưỡng nhả quá nhanh dẫn đến tình trạng thừa dưỡng tạo điều kiện sinh sôi các loại rêu hại.
Bước 2: Rải lớp sỏi lên trên nền trộn
Sau khi trải nền ta sẽ bo nền xung quanh trải sỏi phủ lên mặt nền sao cho lớp sỏi dày tầm 4-5cm (so với nền). Lớp sạn này sau này sẽ đóng vai trò như giá thể giúp cây phát triển.


Bước 3: Cho nước và trồng cây nền
Sau khi xếp xong bố cục các bạn vào nước từ từ, tránh trường hợp xối thẳng và phá hỏng lớp nền bên dưới. Các bạn có thể trồng các cây cắt cắm hoặc cây cài buộc như dương xỉ, ráy…ngay sau khi làm ẩm lớp nền. Các loại cây nền có thể trồng sau 2-3 ngày sau khi đã chạy lọc.
Cách trải nền công nghiệp hồ thủy sinh.
Nền công nghiệp ngày càng được ưa chuộng bởi tính tiện lợi, cho môi trường thủy sinh sạch sẽ. Loại phân này có tỉnh ổn định khá cao và có thể trồng cây nền ngay sau khi trải nền.
- Bước 1: Cho phân nền thủy sinh vào đáy bể, nền nhựa dẻo như đất sét nên dễ thao tác.
- Bước 2: Sử dụng tay hoặc dụng cụ để nén đáy bể. Đối với thẩm mỹ, chúng ta nên làm bo tròn tường. Đường kính 1-2cm để khi trải sỏi cát xung quanh sẽ che đi lớp phân nền và cải thiện tính thẩm mỹ cho hồ thủy sinh.
- Bước 3: Cho sỏi, cát trên sàn để trộn ít nhất 5– 6cm, để tránh nấm nền khi nhổ lên cây có rễ lớn. Sỏi nên được trải ra trong nền hai lần ở phía trên để tạo độ sâu cho bố cục.
- Bước 4: Tạo bố cục sơ bộ cho bể cá.

- Bước 5: Trong nước có dòng chảy nhẹ. Nên làm tròn túi nilon dày bên dưới. Tránh chảy trực tiếp vào sỏi, cát làm thay đổi cấu trúc đất phân nền.
- Bước 6: Trồng cây thủy sinh và hoàn thành bố cục.
Cách chăm sóc hồ thủy sinh dùng nền trộn sau khi cắm cây.
Sau khi sử dụng nền trộn, người nuôi cá phải chăm sóc lớp nền để chúng dần ổn định. Kỹ thuật chăm sóc bao gồm:
- Cho hệ thống lọc chạy 24/24 để kích thích sự phát triển vi sinh và ổn định môi trường cho cây thủy sinh.
- Chiếu sáng với mức ánh sáng nhẹ nhàng, công suất bằng 2/3 so với bình thường trong 2-3 tuần đầu. Cây con mới trồng khá yếu ớt và nhạy cảm với ánh sáng quá mạnh chúng có thể cháy lá hoặc úa vàng nếu không để ý giảm cường độ ánh sáng hợp lý. Ví dụ như đối với bể 1m2 x50 x50 sử dụng 4 bóng T5HO, bạn sẽ chỉ bật sáng 3 bóng từ 4-6h/ ngày.
- Cấp CO2 sau 3-7 ngày với liều lượng 1 giọt/giây (bể 60)
- Thay 30%-40% nước mỗi 3 ngày trong 2 tuần đầu tiên.Thời gian thay nước sẽ giảm dần phụ thuộc và tốc độ phát triển của cây trong hồ.
Một số lưu ý khi trả lớp nền hồ thủy sinh bạn cần biết.
Trải nền hồ thủy sinh rất đơn giản, tuy nhiên, cây thủy sinh có sinh trưởng và thích nghi với môi trường tôt hay không thì còn phụ thuộc vào cách chăm sóc và một số lưu ý quan trọng dưới đây:
- Tiết kiệm phân nền bằng cách sắp xếp lớp nền nếu như biết trước được bố cục của hồ. Ban có thể chỉ trải lớp nền ở những nơi trồng cây. Trong khi đó, Những khu vực đặt đá hoặc lũa các bạn không cần phải trải lớp nền dưỡng bên dưới.
- Bạn hoàn toàn có thể trải cả lớp nền trộn và lớp nền công nghiệp để cung cấp nhiều dưỡng chất và duy trì độ bền của nền tốt hơn. Sau khi trải lớp nền trộn, bạn có thể thay thế sỏi bằng lớp nền công nghiệp để phủ trên và có thể trồng cây nền ngay sau đó.
- Theo dõi thường xuyên để điều chỉnh ánh sáng cũng như nhiệt độ để cây thủy sinh con phát triển tốt nhất, đặc biệt là trong khoảng 3 ngày đầu.
- Lớp nền trộn đã qua sử dụng có thể được tái chế để dùng cho những lần setup hồ thủy sinh khác.
- Đảm bảo khéo léo thay nước để bảo vệ lớp nền, không nên trồng cắm cây quá sâu khiến cây khó phát triển tốt.
Gợi ý một số dòng cây cảnh thủy sinh trải nền dễ chăm sóc nhất.
Sau khi được trải nền, trải nền cây thủy sinh sẽ khiến hồ thủy sinh trở nên sinh động hơn. một số dòng cây cảnh thủy sinh trải nền bạn có thể tham khảo là:
- Cây thủy sinh cỏ Ngưu Mao Chiên: Loài cây thủy sinh này tương đối dễ trồng và thích nghi với môi trường sống. Cây sinh trưởng nhanh mới màu sắc tươi sáng khiến lớp nền trở nên tươi tốt và sinh động hơn.

- Cây thủy sinh trải nền rêu Minifiss: Rêu Fiss có những chiếc lá nhỏ, thoạt nhìn khá giống với các loại rêu bám tường. được trồng rất phổ biến ở các chồi đá, nền bên trong hồ thủy sinh. Cách chăm sóc loài cây thủy sinh này khá đơn giản bởi chúng không cần dinh dưỡng cao, Co2 mà chỉ cần lượng ánh sáng đủ để quang hợp.

- Cây thủy sinh cỏ đỏ, cỏ lưỡi rắn: 2 dòng cỏ thủy sinh này khá giống nhau, chỉ khác là cây cỏ lưỡi rắn sẽ quăn một chút ở phía đầu của lá. Vì là thân nhỏ nhắn nên việc chăm sóc loài cây này cũng ít công sức.

- Cây thủy sinh Trân Châu Ngọc Trai: Cây thủy sinh Trân Châu Ngọc Trai thường được sử dụng làm nền và trang trí trên các tán cây lớn trên các cành lũa. Tuy nhiên cây lại tương đối kén môi trường nước, cần nhiệt độ mát, giàu co2 và ánh sáng đầy đủ.

Trên đây là cách trải nền hồ thủy sinh chi tiết cho nền trộn và nền công nghiệp. Hy vọng bạn đã có được nhiều thông tin hữu ích. Theo dõi chúng tôi để có được nhiều kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dưỡng bể cá thủy sinh bạn nhé.