Bệnh nấm thủy mi cá rồng – căn bệnh nguy hiểm người chơi cá cần chú ý!

Vào những ngày thu, ngày đông nhiệt độ nước giảm xuống. Vào thời điểm giao mùa nắng sang mùa mưa là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh phát triển. Nấm thủy mi cá rồng là một trong những bệnh nguy hiểm cho cá. Chính vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng bàn luận về vấn đề của bệnh này.

Nấm thủy mi cá rồng là gì?

Bệnh nấm thủy mi xảy ra ở hầu hết các loài cá nước ngọt. Bệnh nấm thủy mi của cá rồng phát triển do cá bị thương tổn trên da do tổn thương. Trong quá trình vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh.

Bệnh nấm thủy mi cá rồng - căn bệnh nguy hiểm người chơi cá cần chú ý!
Bệnh nấm thủy mi xảy ra ở hầu hết các loài cá nước ngọt nói chung cũng như loài cá rồng nói riêng

Tác nhân gây bệnh nấm thủy mi cá rồng

Ngoài một số nguyên nhân khiến cá rồng bị bệnh nấm thủy mi. Hồ cá không được vệ sinh kỹ càng, cá đang nuôi bị tổn thương nhưng gia chủ không phát hiện ra hoặc lây bệnh từ cá rồng vừa được thả vào bể. Bệnh nấm thủy mi do một số loài nấm thuộc các giống: Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia,… gây ra. Loại nấm này sinh sản rất nhanh. Nó sinh sôi nảy nở ở nhiều dạng và di chuyển rất nhanh nên khả năng lây lan rất cao. 

Bệnh nấm thủy mi cá rồng - căn bệnh nguy hiểm người chơi cá cần chú ý!
Tác nhân gây bệnh nấm thủy mi cho cá rồng

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm thủy mi cá rồng

Khi bị nấm thủy mi với mức độ nhẹ mắt thường rất khó nhìn thấy. Biểu hiện ban đầu trên cá là da xuất hiện các vùng trắng xám. Sau đó xuất hiện những sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắm. 1 đầu sợi nấm sẽ bám ngoài da của cá còn đầu lại sẽ tự do bên ngoài môi trường nước. Cá rồng khi mắc phải lai nấm thủy mi sẽ có hiện tượng thở gấp gáp, bơi hỗn loạn do bị kích thích ngứa. Thích cọ sát vào các vật khác trong môi trường nước làm tróc vẩy. Điều này tạo  tạo điều kiện cho vi khuẩn và ký sinh trùng khác gây bệnh.

Bệnh nấm thủy mi cá rồng - căn bệnh nguy hiểm người chơi cá cần chú ý!
Một số dấu hiệu nấm thủy mi trên cá rồng

Phân bố và lan truyền bệnh nấm thủy mi cá rồng

Bệnh nấm thủy mi xảy ra ở hầu hết các loài cá cảnh nước ngọt. Bệnh hay phát triển ở cá bị thương tổn trên da do tác động cơ học. Chẳng hạn như bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh và đặc biệt là vào các thời kỳ chuyển giao mùa, nhiệt độ nước hồ cá thấp khiến cho cá rồng dễ mắc bệnh hơn. Bệnh nấm thủy mi này phát triển mạnh mẽ trong các bể nuôi bẩn, có hàm lượng hữu cơ cao, bể nuôi ít được thay nước.

Bệnh nấm thủy mi cá rồng - căn bệnh nguy hiểm người chơi cá cần chú ý!
Bệnh nấm thủy mi xảy ra ở hầu hết các loài cá cảnh nước ngọt

Biện pháp và phòng bệnh nấm thủy mi cá rồng

Bệnh nấm thủy mi của cá rồng không phải là bệnh hiếm trong giới nuôi cá, đây là căn bệnh dễ chữa lành nhưng cũng dễ tái phát. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các biện pháp phòng, chống bệnh cho loài cá rồng hiệu quả.

Bổ sung vitamin C – tăng sức đề kháng cho cá rồng

Vitamin C được biết đến là chất dinh dưỡng cần thiết dành cho cá rồng cũng như con người và động vật khác. Vitamin C giúp cải thiện chức năng hoạt động, hỗ trợ chống lại các tác nhân gây bệnh cho cá rồng. Khi thiếu vitamin C cá dễ bị suy nhược hệ miễn dịch và tăng khả năng nhiễm trùng. Bạn có thể bổ sung Vitamin C cho cá bằng cách trộn chúng vào thức ăn, ngoài ra hiện nay Vitamin C còn có dạng C sủi tạo điều kiện cho cá rồng hấp thụ dinh dưỡng một cách trọn vẹn nhất.

Sử dụng hóa chất xử lý, diệt trừ vi khuẩn, nấm thủy mi gây hại cho cá

Việc sử dụng hóa chất xử lý, diệt trừ vi khuẩn cho cá sẽ giúp cho môi trường sống của cá tốt hơn, cá phát triển và tránh được các bệnh tật.

Đồng Sulphate

Đồng Sulphate với công dụng tiêu diệt tảo độc, rong dưới đáy hồ cá. Việc này góp phần vào việc cải thiện nguồn nước, kiểm soát độ pH trong nước và đặc biệt đồng Sulphate có thể tiêu diệt luôn cả các ký sinh trùng bao gồm các ký sinh trùng gây nên bệnh nấm thủy mi cho loài cá rồng. Khi sử dụng Đồng Sulphate phải lưu ý pha loãng với nước rồi tạt đều vào hồ cá, có thể sử dụng máy đo kiềm để biết được độ kiềm bao nhiêu để sử dụng cùng Đồng Sulphate cho hợp lý.

BKC 80% 

BKC 80% – Khử mùi hôi hồ cá, tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện nguồn nước. Đây là dung dịch sệt, có màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng. BKC diệt khuẩn, diệt nấm cũng như là các loại ký sinh trùng gây hại cho cá rồng. BKC ổn định và an toàn cao, thẩm thấu tốt, tăng cường tính diệt khuẩn và tăng cường oxi cho hồ cá đặc biệt là vào buổi sáng.

Bệnh nấm thủy mi cá rồng - căn bệnh nguy hiểm người chơi cá cần chú ý!
Các biện pháp phòng chống nấm thủy mi hiệu quả

Kết Luận

Bài viết vừa rồi cũng đã cung cấp cho bạn những thông tin cũng như kiến thức về nấm thủy mi cá rồng và các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả. Hy vọng với những kinh nghiệm mà bạn biết được có thể bảo vệ đàn cá của bạn tránh khỏi những bệnh tật ngoài ý muốn. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.