Cách trồng và chăm sóc cho cây cảnh xương rồng tại nhà đơn giản

Cây xương rồng là một loại cây có tuổi thọ cao và sức sinh trưởng mãnh liệt. Thường thì cây sẽ sống ở các nơi hoang mạc, sa mạc… Ngày nay, cây xương rồng đã được các tay chơi cây cảnh biến tấu thành một loại cây cảnh đẹp mắt và có ý nghĩa phong thủy rất cao. Vậy để biết nhiều hơn về cây cảnh xương rồng, các bạn hãy cùng Wiki Thủy Sinh tìm hiểu về loại cây này nhé.

Cây cảnh xương rồng là gì?

Cây xương rồng là một loại cây thuộc họ Cactaceae, nó được trồng khắp mọi nơi trên thế giới. Cây có 1500-1800 loài và thuộc 125 chi khác nhau. Bên cạnh đó, cây có môi trường sống rất đa dạng như hoang mạc, sa mạc, vùng nhiệt đới và khí hậu khô nóng.

Thường thì cây xương rồng sẽ mọc thành khóm bụi, phủ sát mặt đất và có dạng hình cầu hoặc có thể nó mọc thẳng đứng lên thành nhiều nhánh to hình trụ. Thân của cây có màu xanh lục mọng nước, đa phần lá của cây tiêu biến thành những chiếc gai nhọn để thoát nước.

Cách trồng và chăm sóc cho cây cảnh xương rồng
Cách trồng và chăm sóc cho cây cảnh xương rồng

Ngoài ra, hoa của nó thường nở chậm theo chu kỳ từ 6-12 tháng ra một lần. Hoa sẽ mọc lên trực tiếp từ thân cây, đối xứng ở hai bên và sở hữu màu sắc rực rỡ như cam, hồng, đỏ, tím…

Xem thêm: Một số cách trồng cây thủy sinh gắn đá dương xỉ tại nhà siêu đơn giản

Ý nghĩa của cây cảnh xương rồng

Cây cảnh xương rồng tuy sống trong các điều kiện khắc nghiệt nhưng nó vẫn sẽ sinh trưởng khỏe mạnh. Cho nên nó được tượng trưng cho sự vươn lên, cố gắng không được lùi bước dù cho đang ở trong hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, cây tuy có vẻ bên ngoài gai góc nhưng sâu trong thì lại mềm mại và mọng nước. Điều này chứng tỏ cho những người tuy có vẻ bề ngoài khô khan nhưng ở bên trong lại rất giàu tình cảm và giàu lòng nhân ái.

Tác dụng của cây xương rồng

Là một loại cây cảnh tuy sở hữu vẻ bề ngoài gai góc, đôi khi sẽ gây ra vết thương cho người xung quanh. Nhưng bên cạnh đó, cây xương rồng lại có rất nhiều tác dụng vô cùng hữu ích đối với đời sống con người.

Trang trí

Với đặc tính là nhiều gai, dễ gây sát thương. Cho nên cây xương rồng thường được trồng ở các hàng rào để bảo vệ cho khu nhà ở cũng như tạo cảnh quan ở đó tăng thêm phần đẹp mắt.

Thanh lọc không khí

Mặc dù lá của xương rồng tiêu biến thành gai, nhưng cây vẫn sẽ có chức năng quang hợp. Nó hấp thụ Co2 và nhả ra khí Oxy giúp không khí nhà bạn thêm trong lành hơn.

Cách trồng và chăm sóc cho cây cảnh xương rồng
Cách trồng và chăm sóc cho cây cảnh xương rồng

Làm thuốc chữa bệnh

Ngoài dùng làm thức ăn cho động vật, một số loại cây xương rồng còn có thể dùng để làm thuốc trong y học, cụ thể như.

  • Xương rồng của hệ Peyote được chiết xuất ra và có liên quan đến quá trình kích thích hệ thần kinh giúp điều hòa giấc ngủ, huyết áp.
  • Thân và hoa của xương rồng Selenicereus grandiflorus được chế biến thành thuốc vi lượng đồng căn, dành cho bệnh đau thắt ngực và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Cách trồng và chăm sóc cây cảnh xương rồng

Tuy là cây rất dễ sống dù cho nó ở trong điều kiện khô hạn. Nhưng khi bạn trồng trong chậu để làm cây cảnh thì hãy lưu ý một số vấn đề sau đây để cây có thể phát triển tốt nhất nhé.

Cách trồng

Các bạn không nên tưới thường xuyên cho cây, vì điều này có thể khiến rễ bị ngập úng. Bên cạnh đó, mỗi khi tưới nước, bạn hãy dùng nước âm ấm thay vì nước lạnh để tưới nhé. 

Ngoài ra, cây cảnh xương rồng là một loại cây thích ánh sáng mạnh. Vị trí thích hợp để bố trí cho cây xương rồng chính là những nơi có ánh sáng nắng thường xuyên. 

Cuối cùng, cây xương rồng không hợp với đất ẩm, bởi vì điều này sẽ làm cho rễ cây bị thối. Tốt nhất, bạn nên chọn các loại đất tơi xốp nhằm thoát nước nhanh, bạn cũng có thể trộn đất trước khi trồng với các vụn xỉ than hay là đá nhỏ để giúp đất có độ thông thoáng tốt.

Cách trồng cây cảnh xương rồng siêu đơn giản
Cách trồng cây cảnh xương rồng siêu đơn giản

Cách chăm sóc

Đối với các chậu cây cảnh xương rồng được trồng trong nhà hoặc nơi bóng râm thì các bạn nên hạn chế tưới cây nhiều cho chúng. Còn đối với những cây trồng bên ngoài thì bạn có thể tưới 1 lần/tuần.

Nếu như bạn muốn cây nhanh lớn thì hãy đặt chúng ở những nơi có nhiều nắng sao cho trung bình một ngày nó hấp thụ được ánh nắng khoảng 6 tiếng đồng hồ.

Xem thêm: Một số lưu ý khi chăm sóc cho cây thủy sinh xương cá mà bạn cần biết

Vậy qua bài viết trên, hy vọng với các thông tin mà Wiki Thủy Sinh đã cung cấp sẽ giúp các bạn biết nhiều hơn về cây cảnh xương rồng. Từ đó có thể tự tay chăm sóc cho chính cây nhà bạn phát triển một cách tối ưu nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.