Cây cảnh dáng văn nhân gây sự chú ý đặc biệt đến các người chơi hệ hiện đại lẫn cổ

Bạn là người chơi cây mới? Bạn tò mò với cây cảnh dáng văn nhân? Đừng lo, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn lịch sử, đặc điểm cũng như các thế cây của cây cảnh dáng văn nhân nhé!

Cây cảnh dáng văn nhân là dáng gì? 

Lịch sử của cây cảnh dáng văn nhân

Dáng cây văn nhân xuất vào thời Minh Trị ở Nhật Bản, vì giới văn nhân rất thích dáng cây và đặc biệt chú ý đến nó nên đã đặt tên Dáng cây văn nhân. Đây là kiểu gọi mang tính cảm hứng khi thấy dáng cây, không bị ảnh hưởng bởi hình thức. Thế cây tao nhã, thanh lịch, trông rất “nho nhã” nhưng các cành dưới tạo vẻ “gân guốc” như đã trải qua bao tháng năm mưa sa. 

Những đặc điểm của cây cảnh dáng văn nhân

Thế cây dáng văn nhân mảnh khảnh, trông rất “nho nhã” lại không quá chú trọng vào hình thức. Ưu điểm của cây văn nhân là thân cây khúc khuỷu, tán cây không hề bị câu thúc, mang một vẻ phóng khoáng, không gò bó vì bất kì điều gì. 

Hầu hết cây cảnh dáng văn nhân đều rất mảnh khảnh một cách rất hài hòa, khiến ai ai nhìn vào đều cảm nhận sự trầm tĩnh toát ra từ thân cây khúc khuỷu, tạo vẻ trải qua bao mưa nắng. 

Cây cảnh dáng văn nhân mang phong cách giản dị, lịch thiệp, như một cây thông đứng cô độc trên sườn núi, thân cao gầy kết hợp một ít cành lá trên ngọn, những cành phía dưới rụng. 

Cây có những đường nét lạ, độc đáo, một vài cây chuyển hướng cành và thân một cách đột ngột, gây ấn tượng sâu sắc đối với người ngắm nhìn. 

Kiểu dáng cây nhân văn rất tự do và phóng khoáng, dường như muốn phá bỏ mọi nguyên tắc, rào cản về hình thể của cây cảnh cũng như thể hiện nỗi niềm của người đã tạo hình cho nó, không có hình dạng hay giới hạn nào cụ thể nhất định nào. 

cây cảnh dáng văn nhân

Dáng cây cảnh văn nhân

Các dáng của cây cảnh dáng văn nhân

Cây cảnh dáng văn nhân có rất nhiều thế cây, từ đơn giản đến phức tạp. Mỗi một thế cây đều mang một một ý nghĩa, màu sắc và cách uốn riêng. 

1. Thế phượng vũ

Dáng này được sửa theo dáng hình chim phượng đang múa. Là cây phần dưới làm chân phượng, có hai rễ nổi cao lên thành 2 chân. Thân ngắn được làm từ mình ngọn hồi đầu làm đầu chim.

Cành thứ nhất uốn xòe ra phía sau làm đuôi chim, hai cành bên trái phải uốn xòe ra thành cánh chim đang múa. Đây là phần quyết định sự hay dở của nghệ nhân vì phải uốn cho uyển chuyển mềm mại như cánh chim múa.

Đọc thêm: Cây phong thủy | Nguyên tắc lựa chọn và TOP loại cây phong thủy mang đến tài lộc và sức khỏe

2. Thế bạt phong

Đa số mọi người gọi là cây dáng xiêu, xiêu phong. Trong cách tạo hình các nhánh, cành được kéo xuôi về phía sau trái chiều với dáng của cây. Các tán cây thưa, tán nào ra tán đấy; nhánh, cành lượn sóng để mang cảm giác gió đang thổi mạnh. 

Thế cây này muốn thể hiện một con người đang vượt qua bao bão táp, khó khăn để đi tới đích, bộc lộ sự khí phách, dũng cảm, ý chí kiên cường của con người trước mọi bão táp, khó khăn của cuộc đời.

3. Thế phụ tử, mẫu tử

Dáng cây thế phụ tử, mẫu tử có 2 thân cùng gốc. Đường kính của thân cây con tối đa bằng 2/3 đường kính của cây cha mẹ. Chiều cao thân cây con không vượt quá 1/2 chiều cao cây cha mẹ. 

  • Cây thế phụ tử có dáng trực, khoẻ khoắn, thẳng tắp. Thân con thường ở giữa cây cha mẹ. Thể hiện sự mạnh mẽ, cứng rắn trong cách thương yêu của bố.
  • Cây thế mẫu tử có dáng xiêu, mềm mại, uyển chuyển, thể hiện tình yêu thương mềm mại, dịu dàng của mẹ.
  • Vị trí của thân cây con không được bị các cành cây của thân cha mẹ che mất.

Thân cha mẹ có thể lấy 2 hoặc 4 cành 1 ngọn tuỳ theo nét đi của cha mẹ được nghệ nhân uốn.  

cây cảnh dáng văn nhân

Thế cây phụ tử 

3. Thế hạc lập 

Thế này được biến tấu từ thế phượng vũ, nhưng hai cánh không xòe ra, đầu ngẩng cao hơn so với thế phượng vũ. Cành hầu cũng ôm lấy thân cây làm cho thân chim hạc dài ra, ngọn vươn cao và hồi đầu hạ để làm mỏ hạc. Thế này gọn gàng, oai hùng, thể hiện sự dũng mãnh nhưng khiêm tốn, ắt sẽ thành công.

4. Thế phụ tử giao chi 

Thể hiện tình cảm cha con gắn bó, khăng khít. Thế này cây tử quấn quýt lên cây cha nên được gọi là thế phụ tử giao chi. Các thế như huynh đệ, tỷ muội đều có dáng tương tự, chỉ khác kích cỡ, to nhỏ . Cách uốn mô tả tính tình và quan hệ mà thôi

Các kiểu này đều đặt tên theo dáng như thế phụ tử giao chi, thế huynh đệ, thế tỷ muội, thế phụ tử mẫu tử,…

5. Thế Long đàn phượng vũ 

Thế này bay bướm hơn, mang nghĩa chim phượng hoàng múa trên thân rồng. Dáng này có thể uốn với một cây hoặc hai cây một chậu. Cây phải to, uốn mình nằm trên miệng chậu, gốc cây ngẩng lên cao làm đầu rồng. 

Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra các phía để tạo mây và chân rồng, ngọn thì ngã về đuôi rồng. 

Cây thứ hai có hai rễ chẻ ra làm chân phượng, thân thì ngã qua ôm lấy thân rồng. Các cành hậu thì uốn làm đầu và đuôi phượng, hai cành trái phải uốn làm hai cánh chim đang múa và ngọn làm mây.  

cây cảnh dáng văn nhân

Thế cây long đàn phượng vũ 

Thế này phải uốn thật mềm mại, tạo cảm giác chim phượng đang múa, tán nhánh xòe ra. Trên mình rồng uốn khúc mềm mại. Biểu tượng cho quyền uy của vua chúa, thời xưa chỉ có trong cung đình. 

Đọc thêm: Bộ tứ cây phong thủy “Tùng – Cúc – Trúc – Mai” và những điều thú vị

Bài viết trên tổng hợp về các cây cảnh dáng văn nhân. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.