Tìm hiểu 5 loài cây thủy sinh không cần ánh sáng, CO2 phù hợp trồng trong nhà và lợi ích, lưu ý khi trồng cây

Ít ai biết đến những lợi ích không ngờ đến của cây thủy sinh không cần ánh sáng, CO2. Đặc biệt, đối với những bạn chơi bể thủy sinh thì những lợi ích này sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền. Hãy cùng Wiki Thủy Sinh điểm qua 5 loài cây này.

Tầm quan trọng của ánh sáng trong hồ thuỷ sinh

Bạn muốn mua cây thủy sinh để trang trí hồ? Điều quan trọng bạn cần phải biết ánh sáng quan trọng như thế nào đối với cây thủy sinh. 

Bất kì loại cây trồng nào cũng cần những điều kiện như CO2, dinh dưỡng thì ánh sáng có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình quang hợp, sinh trưởng và sự phát triển của nó. Để cây luôn xanh tươi và sinh trưởng tốt thì cần bổ sung đầy đủ ánh sáng và ngược lại. Thiếu ánh sáng sẽ khiến chúng chậm phát triển. 

Mặc dù, ánh sáng cần thiết cho cây nhưng không thể không nói đến việc trang bị hệ thống ánh sáng quá tốn kém. Bên cạnh đó, chúng mang những nguy cơ như nổ bóng đèn nên đa số mọi người chọn những cây thủy sinh không cần ánh sáng để chăm sóc, vừa tiết kiệm lại thỏa mãn được thú vui của mình. 

Top 5 loại cây thuỷ sinh không cần ánh sáng

Dưới đây là top 5 loại cây thủy sinh không cần ánh sáng phổ biến nhất được Wiki Thủy Sinh tổng hợp ngay sau đây. 

Bèo Nhật 

Bèo Nhật có tên khoa học là Hydrocharitaceae. Đây là một loại cây không cần thiết sống hoàn toàn trong nước. Bởi nó có thể kết hợp với CO2 bên ngoài không khí để có thể tự tổng hợp khí CO2 ngoài không khí và quang hợp tốt. Vì vậy, loài này không cần phải có ánh sáng hay hệ thống khi CO2. 

Nếu bạn đang tìm kiếm các loại cá nuôi trong ao hồ, ngoài trời. Bèo Nhật sẽ là lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn. Chúng có thể làm nơi trú ẩn cho cá, lẫn che mưa hay che nắng. 

cây thủy sinh không cần ánh sáng

Bèo Nhật

Rêu thủy sinh

Hiện nay, có nhiều loại rêu thủy sinh như Minifiss, Flame, Java… Mỗi một loại rêu đều có vẻ ngoài riêng, bạn có thể tùy chọn. Điểm đặc biệt của chúng là đều cần khối lượng CO2 tương đối. Đa số các loài rêu đều có một sức sống rất mạnh mẽ. Do đó, dù cho không cung cấp đủ CO2 và ánh sáng thì chúng vẫn có thể sống và phát triển mạnh mẽ.

Đọc thêm: Nguyên nhân cá rồng chết và cách sơ cứu hiệu quả

Ráy lá nhỏ

Ráy lá nhỏ là dòng cây thủy sinh được nhiều người ưa thích, nó còn có tên gọi là Ráy Nara. Chúng được trồng phổ biến bởi cấu trúc đẹp và dễ trồng. Dòng cây này dễ phối với nhiều phong cách khác nhau. Chúng ta có thể buộc chúng vào kẽ đá, hốc cây trong hồ. Chúng có thể dùng để tạo dáng đã Bonsai bắt mắt. Đặc biệt, chúng phát triển chậm nên bạn không cần phải tỉa quá nhiều. Để chúng phát triển tốt cần tránh làm thối thân hay rữa lá. Chúng có thể trồng được ở môi trường thiếu hụt ánh sáng. 

Rong đuôi chó

Rong đuôi chó là một trong những loại cây được khá nhiều người thích. Bởi lẽ, do chúng sinh trưởng mạnh mẽ, dễ dàng. Nhược điểm là chúng cần một nơi đủ rộng để sinh trưởng dễ dàng. Tuy nhiên, chúng có thể chấp một môi trường có thể thiếu lần ánh sáng và khí CO2. Chúng phát triển đồng đều với nhau. 

Điều cần lưu ý là chúng ta cần tỉa lá của nó giúp cho rong ra lá đẹp mắt và gọn hơn. Rong đuôi chó là lựa chọn lý tưởng cho những bạn mới chơi bể thủy sinh. 

Cỏ Nhật 

Loài Cỏ Nhật này còn được biết đến với cái tên  Blyxa Japonica. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở khu vực Châu Á. Nó thường sinh trưởng ở những nơi có các dòng suối chảy chậm, có nhiều sắt. Đặc biệt, loài cây này còn có thể được tìm thấy ở môi trường nhân tạo. Cụ thể như, ao hồ, cánh đồng hoặc đồng lúa của con người. Loài cây này không cần CO2 và ánh sáng vẫn có thể sinh trưởng tốt. 

cây thủy sinh không cần ánh sáng

Cỏ Nhật

Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh không cần ánh sáng

Thay nước cho bể thủy sinh 

Bạn cần thay nước thường xuyên cho cây thủy sinh. Cụ thể là bạn nên thay đi 30%-50% nước hồ trong 1-2 tuần. Việc thay 30% hay 50% sẽ phù thuộc vào lượng cá và thực vật trong bể. Chú ý, việc thay nước cho bể thủy sinh hoàn toàn không phụ thuộc vào diện tích của bể thủy sinh.

Đặc biệt, bạn nên thay nước sau mỗi khi sử dụng thuốc chữa bệnh cho cây hoặc cá. Điều này sẽ giúp bể thủy sinh của bạn trở về nền đất, nước ban đầu, ổn định, loại bỏ những chất tàn dư độc hại cho bể thủy sinh của bạn.  

Đọc thêm: Các bước đơn giản để setup bể thủy sinh 80x40x40 cho người mới bắt đầu

Bổ sung phân bón cho cây thủy sinh 

Cây thủy sinh không cần phân bón, đặc biệt trong bể đang có cá. Tuy nhiên, nếu bạn muốn cây phát triển tốt hơn thì hãy bổ sung phân bón cho nó. Dưới đây là những cách có thể bón phân cho cây không gây hại: 

  • Bổ sung flourite trực tiếp vào lớp nền để cung cấp dinh dưỡng cho cây. 
  • Lựa chọn những phân bón có thể đặt gần ở lớp nền hoặc bên dưới nên để bổ sung dinh dưỡng.
  • Phân bón nước là loại phù hợp nhất cho loài cây thủy sinh này. Bạn có thể dùng 1-2 lần/tuần. 

Wiki Thủy sinh đã chia sẻ cho bạn biết về những loại cây thủy sinh không cần ánh sáng, CO2 và cách chăm sóc những loài cây đấy. Mong bài viết này sẽ chứa những thông tin bạn muốn biết. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.