Những điều thú vị về cây cảnh, một số thế cây cảnh 2 thân mà bạn nên biết

Cây cảnh được sử dụng phổ biến trong nhiều gia đình, đúng như tên gọi, mục đích chính là làm cảnh, làm đẹp cho ngôi nhà. Ngoài những dáng cây cảnh thông thường, hiện nay cây cảnh 2 thân được nhiều người biết đến và rất ưa chuộng. Cùng Wiki Thủy Sinh tìm hiểu kỹ hơn về cây cảnh và một số tư thế cây cảnh 2 thân phổ biến nhất hiện nay nhé!

Cây cảnh là gì?

Cây cảnh phổ biến trong nhiều gia đình tại Việt Nam. Có thể nói hầu như gia đình nào cũng sở hữu cho mình một số loại cây cảnh trong nhà. Đây hoàn toàn không phải trào lưu mà thực chất cây cảnh đã xuất hiện từ lâu đời, nhưng ít người để ý đến và quan tâm. Vì thế, Wiki Thủy Sinh sẽ lý giải cho bạn những điều thú vị xung quanh cây cảnh ngay dưới đây.

Nguồn gốc của cây cảnh

Cây cảnh vốn bắt nguồn từ tự nhiên và cuộc sống con người. Tuy nhiên khác với những loại cây ngoài tự nhiên khác, cây cảnh được đưa vào bàn tay của những người nghệ nhân để uốn nắn, chăm sóc tỉ mỉ và cho ra những dáng cây lạ, được nhiều người mong muốn sở hữu. Thông thường ta thấy có hai loại cây cảnh chính đó là: 

  • Loại cây cảnh quý, lâu năm hay còn có tên gọi là bonsai. Loại cây này được nhiều dân chơi cây cảnh săn đón vì đây là những loại gỗ quý và có giá trị về lịch sử, văn hóa. 
  • Loại thứ 2 là những loại cây cảnh ngắn ngày được trồng trong các chậu nhỏ với mục đích chủ yếu là làm đẹp, tươi mới khung cảnh. Ta thường ra bắt gặp nhiều trong văn phòng hay các quán cafe.
Cây cảnh có nhiều loại

Những loại cây thường được sử dụng để làm cảnh

Hiện nay có đa dạng nhiều loại cây được sử dụng để làm cảnh. Tùy vào điều kiện kinh tế và mục đích sử dụng mà người mua chọn cây cảnh cho phù hợp. Một số loại cây cảnh thường dùng như:

  • Cây si cảnh: Loại cây này thường phù hợp với những nhà có điều kiện về kinh tế, loài cây này có cấu tạo rễ đẹp, là dày và có màu xanh sẫm. Cây không quá cao nên thích hợp để trồng làm cảnh trong nhà tạo một không gian sang trọng, cổ kính. Người ta thường chọn cây si để làm chậu bonsai trong nhà.
  • Cây sam thái: Đây là một loài thực vật mọc dại và có tốc độ phát triển nhanh, lá cây thường nhỏ và mọng nước. Rất phù hợp để treo trên những chiếc ban công của những gia đình có ít diện tích để thanh lọc không khí.
  • Cây lưỡi hổ: Loài cây này rất phổ biến tại Việt Nam, có lẽ do đặc điểm dễ sống, phù hợp với những người bận rộn và có ít thời gian chăm sóc. Loài cây này còn mang ý nghĩa may mắn và tài lộc. Tuy đơn giản, nhưng cây đem lại một không gian tươi trẻ và không kém phần sang trọng.

Trên đây là một số loài cây phổ biến nhất thường được dùng trong nhiều không gian khác nhau. Chắc hẳn vẫn còn nhiều loài cây khác nữa chưa được nhắc đến, bạn có thể tìm hiểu thêm để lựa chọn cho mình loài cây cảnh ưng ý.

Cây cảnh 2 thân

Các tư thế cây cảnh 2 thân 1 gốc

Cây cảnh vốn có nhiều tư thế khác nhau và với mỗi tư thế lại có những đặc điểm nổi bật mà người chơi cây cảnh ưu ái lựa chọn. Một thế cây đang được ưa chuộng trong thời gian gần đây là thế cây cảnh 2 thân 1 gốc, được quan tâm và ưa chuộng. Thế cây này được nhận dạng là từ 1 gốc cây có hai nhánh cây lớn tỏa ra 2 bên.

Thế cây cảnh 2 thân 1 gốc thường được biết đến với 2 loại chính, cùng tìm hiểu ngay đây.

Cây cảnh thế phụ tử, mẫu tử

Mô tả: Thế phụ tử, mẫu tử rất phổ biến và thường gặp ở trong nhiều gia đình trồng cây cảnh nhưng ít người nhận ra. Thông thường được thấy với hình dạng: 2 thân cây được mọc ra từ 1 gốc, thân cây thứ nhất là cây mẹ có đường kính bằng 3/2 cây con và chiều cao của cây cha mẹ khoảng chừng gấp 2 lần cây con.

Đặc điểm dáng:

  • Cây thế phụ tử thì thường có dáng trực, nên trông rất khỏe khoắn
  • Một số loại khác thì có dáng xiên, đem đến sự mềm mại và uyển chuyển
  • Thân con tuy có vị trí nhỏ nhưng thường không bị thân mẹ che khuất nên vẫn rất nổi bậc
Cây cảnh 2 thân 1 gốc thế phụ mẫu, phụ tử

Xem thêm: Bật mí cách tạo cây cảnh dáng siêu dễ nhất

Cây cảnh thế huynh đệ

Mô tả: Thế thứ 2 cũng được yêu thích không kém đó chính là cây cảnh 2 thân thế huy đệ, thế cây này thước được trông thấy với hình dạng: 2 thân cây mọc ra từ một gốc, nhưng khác với thế cây ở trên thì chúng có kích thước gần như ngang bằng nhau.

Đặc điểm dáng:

  • Cây thế huynh đệ có dáng trực nên trông khỏe khoắn và chắc chắn
  • Hai thân cây tách biệt và không che khuất nhau
  • Chiều cao của 2 cây khoảng một 8 và một 10
  • Chặt cây khép sát và đi liền với gốc
Cây cảnh 2 thân 1 gốc thế huynh đệ

Trên đây là những tư thế dáng cây cảnh 2 thân 1 gốc phổ biến và được nhiều dân chơi cây cảnh ưa chuộng mà bạn có thể tham khảo. Ngoài ra vẫn còn nhiều kiểu dáng phong phú khác.

Xem thêm: Một vài điều và các thế cây của cây cảnh dáng nhân văn

 

Hy vọng qua bài viết bạn đã biết thêm nhiều điều về cây cảnh 2 thân cũng như một số dáng cây cảnh 2 thân 1 gốc đang phổ biến hiện nay. Wiki Thủy Sinh chúc bạn sưu tầm được những dáng cây cảnh đẹp cho ngôi nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.