Tổng hợp một số loại cá thuỷ sinh tầng đáy độc lạ năm 2022

Màu sắc của cá thuỷ sinh tầng đáy khá đa dạng nên được nhiều người ưa chuộng. Loài cá tầng đáy có hình dáng và đặc tính rất đa dạng. Hãy cùng  Wiki thủy sinh tìm hiểu rõ hơn về loài cá tầng đáy nhé. 

Đặc tính của cá thuỷ sinh tầng đáy

Về đặc tính của cá thuỷ sinh tầng đáy nhìn chung khá phong phú. Mỗi giống cá sẽ có những đặc tính khác nhau. Để nuôi cá tầng đáy khỏe mạnh bạn cần hiểu được đặc tính và môi trường sống của chúng.

Tính cách và khả năng tương thích

Cá thuỷ sinh tầng đáy rất đa dạng, phong phú về loài. Phần chung các loài cá tầng đáy có chu kỳ sống tương đối ngắn. Một con cá tầng đáy chu kỳ sống từ 3 đến 4 năm. Phần lớn loài cá này thường đẻ trứng ở các vùng nước gần cửa sông, ven bờ hoặc quanh đảo. 

Mùa đông cá tầng đáy thường di cư đến vùng nước sâu. Thông thường cá sẽ đến những vùng nước  ảnh hưởng từ dòng nước ấm của biển. Đa phần các loài cá tầng đáy đều đem lại giá trị kinh tế cao. Đây là đối tượng khai thác phổ biến của nghề lưới kéo đáy. Ngày nay cá tầng đáy là loài cá xuất khẩu chính trong nhóm các loài cá biển

Đặc điểm chung về hình dáng

Các loài cá thuỷ sinh tầng đáy thường có thân dẹt mỏng, khúc đuôi yếu. Vì thế khả năng bơi của chúng rất kém. Về hình dáng, cá tầng đáy có kích thước chủ yếu có dài khoảng 200mm. Cá thuỷ sinh tầng đáy thường có cấu tạo miệng hướng xuống dưới giúp dễ dàng sục kiếm thức ăn. Phần đuôi của cá tương đối yếu và nhỏ. 

Cá thuỷ sinh tầng dưới – công cụ dọn bể tuyệt vời

Khác với các loài cá tầng khác, cá thuỷ sinh tầng đáy có khả năng dọn bể tuyệt vời. Loài cá này có khả năng làm sạch những cặn bẩn bằng miệng của chúng. Khi có một con cá tầng đáy trong bể thì bể cá nhà bạn sẽ luôn trong xanh, sạch sẽ.

Làm sạch hồ thuỷ tinh

Một công dụng to lớn của cá tầng đáy là khả năng dọn bể rất sạch. Vì thế hầu hết loài cá này được xuất hiện ở mọi bể cá của mọi nhà. Cá tầng đáy sẽ dùng chiếc miệng của mình ăn những cặn bẩn của bể. Việc này sẽ giúp làm sạch môi trường nước, loại bỏ thức ăn thừa, rong rêu, lá cây trong hồ. Từ đó, giúp người nuôi không tốn quá nhiều thời gian để vệ sinh hay thay nước thường xuyên.

Trang trí bể cá cảnh

Hiện nay, những loại cá tầng đáy đều có màu sắc đa dạng vô cùng phong phú và nổi bật. Ngoài công năng dọn dẹp hồ cá sạch sẽ, chúng còn có tác dụng trang trí bể cá của bạn. Hình dáng và màu sắc của cá thuỷ sinh tầng đáy làm nổi bật hồ cá một cách hiệu quả. Không cần vật dụng trang trí khác, ngoại hình của cá làm cho bể mang một vẻ đẹp rất riêng.

Hiện nay có nhiều loại cá tầng đáy có màu sắc độc lạ như: Cá bống vàng, cá tỳ bà,… Bạn có thể lựa chọn các loại cá này để tô thêm màu sắc cho bể cá cảnh của mình.

Các loại cá thuỷ sinh tầng đáy phổ biến

Nói về cá thuỷ sinh tầng đáy thì rất đa dạng về loài và giống cá. Bạn có thể tham khảo một số giống cá tầng đáy được nuôi phổ biến ở Việt Nam.

Cá da trơn

Ngoài vẻ ngoài độc lạ, hành vi của loài cá này cũng khác biệt so với với các giống cá khác. Cá da trơn không phải bơi xung quanh hồ một cách nhàn nhã. Thay vào đó, chúng thường tìm các mỏm đá trong bể để trườn vào. Cá da trơn thích nghi với môi trường nước sạch đặc biệt. Vì vậy bạn cần chuẩn bị một môi trường thật tốt để không làm cá bị bệnh.

Cá da trơn tầng đáy
Cá da trơn tầng đáy

Cá chuột mỹ

Cá chuột mỹ sống hòa bình, có thể nuôi cùng với các loại cá thuỷ sinh tầng đáy khác khác. Loại cá này thường xuyên hoạt động vào ban đêm để thuận lợi cho việc tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên chúng vẫn có thể hoạt động vào ban ngày nhưng cần né ánh sáng mạnh.

Cá chuột mỹ tầng đáy
Cá chuột mỹ tầng đáy

Cá khủng long vàng

​​Cá khủng long vàng là một trong những loại cá phổ biến nhất trong các dòng thuỷ sinh tầng đáy. Loài cá này thường sống ở đáy hồ. Chúng khả năng nhìn khá kém nhưng lại có khứu giác phát triển phục vụ việc tìm mồi vào ban đêm. Cá khủng long vàng còn có tên gọi khác là khủng long albino hoặc cửu sừng mắt đỏ.

Cá khủng long vàng sống tầng đáy
Cá khủng long vàng sống tầng đáy

Cá Kim Sơn

Cá kim sơn có thân hình nhỏ bé, phía trên thân có viền trắng , đen hoà  lẫn với nhau. Cá kim sơn có phần vây ngắn màu  đỏ, lưng cá  hơi nhô lên trên.Chúng thường sống theo bầy đàn để kiếm ăn. Loài cá này thường sống ở  các khu vực có dòng nước chảy xiết hoặc nước bên ngoài tự nhiên.

Cá Kim Sơn 
Cá Kim Sơn

 Cách chọn giống và chăm sóc

Muốn cá được sống khỏe mạnh thì bạn phải có kỹ thuật chọn giống và chăm sóc riêng. Sau đây là tổng hợp một số kỹ năng nuôi cá tầng đáy mà bạn nên biết.

Một môi trường sống sạch đúng cách

Sống trong một điều kiện môi trường tốt cá thuỷ sinh tầng đáy sẽ luôn khoẻ mạnh và phát triển. Môi trường phù hợp, cá tầng đáy có thể tung tăng bơi lội, hoạt động tích cực. Cá sẽ tiêu hóa triệt để thức ăn, hấp thu nhiều dưỡng chất, ít bệnh, đồng đều về kích cỡ. Một môi trường trong sạch cá nhanh thích nghi hơn bạn không cần chăm sóc tỉ mỉ ban đầu.

Khi môi trường sống thay đổi theo chiều hướng xấu sẽ ảnh hưởng quá trình sinh trưởng, sinh sản của cá. Bạn nên lắp đặt hệ thống lọc nước để môi trường sống của cá được ổn định. Thay nước bể cá thường xuyên theo định kỳ để đảm bảo yêu cầu của nước.

Các tips chăm sóc để cá sống khoẻ hơn

Một người nuôi cá giỏi là phải có những kỹ năng chăm sóc cá của riêng mình. Mỗi loài cá đều có cách nuôi và cách chăm sóc khác nhau. Áp dụng 3 cách nuôi cá thuỷ sinh tầng đáy sau đây thì giúp cá luôn khỏe mạnh.

Chọn bể nuôi cá phù hợp 

Bước đầu tiên khi nuôi cá cảnh, bạn cần phải chọn bể cá phù hợp ngôi nhà và số lượng cá. Nếu bạn muốn nuôi số lượng cá nhiều, hãy chọn bể cảnh có kích thước lớn và ngược lại. Đây là một chú ý quan trọng trong việc nuôi cá tầng đáy mà bạn cần đặc biệt chú ý.

Đảm bảo yêu cầu về môi trường nước

Môi trường nước đạt tiêu chuẩn để nuôi cá cần phải được xử lý hết clo rồi mới được thả cá vào. Nếu không đạt chuẩn, cá tầng đáy trong bể của bạn rất dễ bị chết. Một số cách xử lý clo trong nước như: cho nước ra bình chứa, để ở ngoài môi trường 2–3 ngày. Hoặc bạn có thể sử dụng dung dịch khử clo được bán tại cửa hàng chăm sóc cá cảnh.

Chú ý ánh sáng và nhiệt độ trong bể cá

Nhiệt độ phù hợp với cá thuỷ sinh tầng đáy là từ 26 đến 28 độ C. Tuy nhiên, nếu nền nhiệt có sự chênh lệch 1 vài độ thì cá trong hồ vẫn có thể sống được. Bạn cũng cần lưu ý đến thời tiết, khí hậu để điều chỉnh sao cho nhiệt độ của bể cá cho phù hợp. Ánh sáng trong bể cá cũng luôn cần được đảm bảo. Ánh sáng phải vừa đủ, không quá sáng hoặc quá tối nếu không cá có thể bị chết.

Một số lưu ý về cho cá tầng đáy

Cá thuỷ sinh tầng đáy không quá khó nuôi dưỡng. Tuy nhiên bạn nên lưu ý một số điều về thức ăn của cá để cá luôn khỏe mạnh. Bạn luôn cần chú ý những điều sau:

  • Các hướng dẫn chăm sóc cụ thể theo loài đối với bất kỳ loài ăn đáy nào mà bạn định mang về nhà.
  • Cần chắc chắn rằng bể cá nhà bạn đủ lớn cho những con cá bạn chọn.
  • Chuẩn bị một môi trường sống trong sạch cho cá dễ thích nghi.
  • Hãy dành thời gian quan sát khi đưa cá vào bể xem có gì bất thường không.
  • Không sử dụng bất kỳ loại đồ vật trang cảnh quan bể nào có cạnh sắc nhọn. 
  • Lưu ý về thông số nhiệt độ và độ Ph của nước.
  • Phải đảm bảo các loài cá trong bể cũ của bạn không xung đột cá tầng đáy bạn cho vào.
  • Thức ăn cho cá tầng đáy nên chọn các loại hạt chìm.

Kết luận

Bài viết trên là quy trình chăm sóc cá thuỷ sinh tầng đáy đúng chuẩn nhất. Mong rằng qua bài viết trên bạn sẽ tích lũy được kinh nghiệm chăm sóc loài cá này. Muốn biết thêm thông tin chi tiết tham khảo tại Wiki thủy sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.