Cá cảnh Ranchu – loài cá dễ thương độc lạ, nhiều màu sắc 

Đừng bỏ qua loại cá này nếu bạn là một “dân chơi” cá chính hiệu. Cá cảnh Ranchu sẽ tô điểm cho bể cá nhà nhà bạn độc lạ, đa dạng hơn rất nhiều.

Cá cảnh Ranchu
Cá cảnh Ranchu

Cá cảnh Ranchu được rất nhiều người ưa chuộng bởi hình dáng độc lạ. Tuy nhiên nếu chăm sóc không đúng cách loài cá này rất dễ mắc bệnh, giảm tuổi thọ của chúng. Cùng tìm hiểu đặc điểm và cách chăm sóc cá Ranchu trong này viết dưới đây. 

Cá cảnh ranchu là gì? Nuôi cá cảnh ranchu có ý nghĩa gì? 

Cá cảnh Ranchu còn được nhiều người biết đến với cái tên là cá cảnh Lan Thọ. Khác với những loại cá khác, cá cảnh Ranchu không có vây lưng. Bụng của cá lại bầu ra như hình quả trứng mang một vẻ bề ngoài khá là đáng yêu. 

Cũng bởi vì có thân hình nhỏ bé nên cá cảnh Ranchu bơi rất rất uyển chuyển, nhẹ nhàng. Theo như khảo sát thì cá cảnh Ranchu là loài cá vàng được ưa chuộng nhất ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại.

Là loài cá cảnh có nguồn gốc lâu đời, lại mang trong mình một màu sắc độc đáo. Cá cảnh Ranchu mang trên mình danh hiệu vua của các loài cá vàng. Không chỉ thế, theo Nhật Bản hình dáng của cá Ranchu giống như các đô vật. Họ mong muốn khi nuôi loại cá này bản thân cũng nghị lực và vươn lên trong cuộc sống.

Đặc điểm hình dạng cá cảnh ranchu

Mỗi loài cá đều có một đặc điểm riêng khác nhau. Cá cảnh Ranchu cũng vậy, nó có hình dáng khá khác biệt so với các loài cá vàng thông thường. Có lẽ vì mang nét riêng biệt đó nên cá cảnh Ranchu được nhiều người ưa chuộng. 

Hình dáng và kích thước độc lạ

Cá cảnh Ranchu có kích thước khá bé so với các loại cá khác. Chiều dài của chúng trong khoảng từ 12-15cm. Mới nhìn vào loại cá này người ta thường tập trung vào phần bụng.

Chiếc bụng bầu như quả trứng, khiến chúng ta lầm tưởng cá đang chửa. Tuy bụng khá to nhưng đầu, và thân của chúng lại cân xứng với nhau. Điều này làm cho loại cá này bơi một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng.

Cá cảnh Ranchu vàng
Cá cảnh Ranchu vàng

Chiếc đầu đội mũ của cá Ranchu

 Là loại cá lai từ hai loài cá khác nhau nên đầu cá phát triển mô một cách bất thường. Khi trưởng thành, trên đầu cá cảnh Ranchu xuất hiện những vết bướu xung quanh mắt và đầu. 

Người ra hay nói vui rằng khi trưởng thành Ranchu sẽ tự thưởng cho mình một chiếc mũ trùm đầu. Về hình dáng đầu của cá cảnh Ranchu khá vuông vức nên hai mắt cách khá xa nhau. Điều này lại tạo nên sự cân xứng giữa thân và đầu.

Đầu cá cảnh Ranchu
Đầu cá cảnh Ranchu

Phần thân và vây tạo nên điều khác biệt

Cá Ranchu có thân khá ngắn, trên lưng lại không có vây. Hình dáng hơi cong thoải xuống dưới để nối phần đuôi cụp lại. Giữa thân của cá rộng, vảy trên thân cá nhỏ và đều. Việc không có vây lưng khó kiểm soát được tốc độ bơi của mình. Khi tăng tốc độ bơi hoặc dừng lại đều khó khăn và chậm hơn các loài cá bình thường.

Phần đuôi của cá cảnh Ranchu

Đuôi của cá chính là một bộ phận quan trọng giúp cá có thể thuận lợi di chuyển hơn. Phần đuôi của cá cảnh Ranchu khá dài và xòe rộng như một chiếc quạt nhỏ với đường uốn mềm mại. Chiều dài của đuôi loại có này có độ dài tương ứng với ⅜ so với phần thân của cá.

Màu sắc độc lạ bắt mắt

Cá cảnh Ranchu có màu sắc rất sáng, nổi bật và bắt mắt. Hai màu sắc thường thấy của loại cá này là đỏ hoặc cam kết hợp với trắng. Một số cá Ranchu có vảy toàn trắng nhưng cũng có một số viền đỏ pha lẫn xanh.

Màu sắc của cá còn được nhấn bởi sự lấp lánh từ vảy của nó. Vảy của cá Ranchu chia làm 2 loại: vảy ánh kim và vảy bán ánh kim.

Màu sắc đa dạng của cá Ranchu
Màu sắc đa dạng của cá Ranchu

Tập tính sống của cá cảnh Ranchu 

Cá Ranchu là một loài cá lai và với những đặc điểm sinh học khác các loại cá khác. Vậy loài cá này có môi trường sống và sinh sản như thế nào?

Môi trường sống của cá cảnh Ranchu

Cá cảnh Ranchu là loài cá sinh sống trong môi trường nước ngọt. Chúng không quá kén chọn nên có thể sinh sống ở ngoài trời hay là ở trong nhà. Để cá cnarh Ranchu có thể phát triển khỏe mạnh bạn nên nuôi chúng trong khoảng 40(lít) nước cho 1 con cá.

Nhiệt độ thích hợp của nước trong khoảng từ 18-23 độ. Cần lưu ý khi nuôi trong nhà, bể cá không nên để sục ozon quá mạnh. Vì khi như thế cá sẽ phải vật lộn lời trong nước sẽ gây đuối sức và chết.

Cá cảnh Ranchu sinh sản thế nào?

Theo nghiên cứu loại cá này được sinh sản theo phương thức đẻ trứng. Khi tới mùa sinh sản, phần bụng của cá cái sẽ có dấu hiệu phình ra thấy rõ. Đó cũng chính là thời điểm cá đực sẽ tiến hành rượt đuổi, đẩy ép cá cái. Sau đó có cái bị ép vào trong các thành bể, hoặc các mỏm đá để thực hiện đẻ trứng.

Trước mỗi lần giao phối, cá đực sẽ có dấu hiệu liên tục có những hành động khác lạ. Bơi vòng quanh cá cái, ép và chèn phần đuôi sau vào bụng của cá cái. Sau đó chúng đẩy và dồn cá cái vào các thành bể để tiến hành đẩy trứng từ bụng của cá cái ra ngoài.

Cách chăm sóc cá cảnh Ranchu đúng nhất

Tuy là loài cá cảnh không kén chọn nhưng bạn vẫn cần chú ý trong việc chăm sóc cá Ranchu. Dưới đây là 3 cách chăm sóc cá bạn có thể tham khảo.

Chọn giống cá Ranchu 

Để có một con cá Ranchu khoẻ mạnh thì việc chăm sóc thôi chưa đủ mà ngay từ đầu chúng ta phải có một con cá giống khỏe mạnh, không bị bệnh. Khi chọn giống cá chúng ta phải để ý xem bề mặt của cá có bị xây xát không. Hãy để ý cá có dấu hiệu mắc phải bệnh di truyền bẩm sinh hoặc bệnh lây nhiễm không. 

Để chọn được loại giống tốt nhất bạn nên chọn các con biết rõ nguồn gốc bố mẹ của chúng. Điều này sẽ giảm thiểu được tỉ lệ nhiễm bệnh và dễ dàng trong việc nuôi cá hơn.

Những loại thức ăn phù hợp với cá Ranchu

Có thể nói đây là loại cá cảnh khá dễ nuôi và dễ chăm sóc. Nó là loài cá ăn tạp và ăn hầu hết các loại thức ăn giống các loại cá thông thường. Một số thức ăn phổ biến cho loại cá này như: giun đất, các loại rau, các loại hạt,… Để cho cá hấp thụ tốt, nên cho cá ăn những loại hạt chìm vì có dinh dưỡng cao hơn.

Thay nước cho bể cá thường xuyên

Một chú cá Ranchu khỏe mạnh và phát triển tốt nếu được sống trong môi trường nước không bị ô nhiễm. Nước trong bể cá cần rõ nguồn gốc, sạch sẽ, an toàn và không có các mầm mống bệnh. 

Người nuôi nên thay nước và vệ sinh bể cá của mình thường xuyên, mỗi lần thay một phần nước. Không nên thay nước cả bể tránh trường hợp cá không kịp thích nghi với môi trường sống. Thay một phần nước sẽ giúp cá thích nghi dễ dàng hơn với môi trường sống mới.

Các cách phòng ngừa khi cá cảnh Ranchu bị bệnh

Một số bệnh thường gặp phổ biến ở cá cảnh Ranchu là: bệnh đốm trắng, bệnh nấm Fungus, bệnh mục vây và đuôi, bệnh táo bón,… Tuy nhiên chỉ cần chăm sóc đúng cách thì các bệnh này cũng không đáng lo ngại. Những điều bạn nên làm để phòng tránh cá bị bệnh:

  • Quan sát cá của mình thường xuyên để thấy được sự thay đổi.
  • Khi cá có dấu hiệu mắc các bệnh ngoài da như đốm trắng, nấm cần chữa trị bệnh ngay.
  • Sử dụng thuốc đặc trị cần thiết cho cá.
  • Trường hợp cá nhiễm bệnh nặng cần phải cách ly với những con cá khác để tránh tình trạng lây lan.

Kết luận

Bên trên là các đặc điểm và cách chăm sóc cá cảnh Ranchu đúng cách nhất. Qua bài viết này mong bạn sẽ tích lũy cho mình kinh nghiệm nuôi và chăm sóc loại cá cảnh. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm những loài cá cảnh khác tại Wiki thủy sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.