Nguyên nhân cá 7 màu bị thối thân và biện pháp xử lý hiệu quả nhất

Trong quá trình chăm sóc cá 7 màu, người nuôi không tránh khỏi việc cá mắc phải 1 số bệnh. Điển hình như bệnh cá 7 màu bị thối thân. Nguyên nhân nào khiến thú cưng của bạn mắc phải căn bệnh này. Hãy cùng tìm hiểu với Wiki Thủy Sinh nhé !

Hiện tượng cá 7 màu bị thối thân là gì ?

Bệnh cá 7 màu bị thối thân là một triệu chứng phổ biến và dễ gặp ở cá. Căn bệnh này khiến cho đuôi cá bị thối và lây lan sang các vị trí khác. Bệnh này do bể cá bẩn, cá bị nhiễm vi khuẩn nấm, mốc…Vây của cá mắc bệnh sẽ bị thối và rách tả tơi. 

Cá 7 màu bị thối thân

Vậy nguyên nhân của căn bệnh này do đâu ? Có biện pháp nào để phòng tránh, chữa trị hay không ? Hãy cùng Wiki Thủy Sinh điểm qua một số thông tin dưới đây nhé !

Nguyên nhân của căn bệnh cá 7 màu bị thối thân

Khi muốn chữa trị căn bệnh thối thân cho cá điều quan trọng nhất là bạn phải tìm hiểu được nguyên nhân. Từ đó có biện pháp phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình mà Thuỷ Sinh đã tổng hợp được:

Môi trường sống chưa đảm bảo

Môi trường sống luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu để cá phát triển khoẻ mạnh. Cũng giống như các bệnh tóp bụng, xù vảy…..Khi người nuôi chưa đảm bảo cung cấp cho cá 7 màu một không gian sống chất lượng. Thì việc cá 7 màu bị thối thân là điều rất dễ hiểu

Cá 7 màu khoẻ mạnh sẽ lên màu đẹp

Nếu như sau khi cho cá ăn các thức ăn tươi sống như: giun, trùn đỏ…..Hoặc thức ăn thừa cho cá bị sót lại trong bể nhiều. Mà bạn không thay nước, không dọn sạch ngay thì đây sẽ là điều kiện cho các vi khuẩn phát triển. Điều này sẽ khiến cho cá 7 màu bị nhiễm bệnh.

>>> Xem thêm: Bệnh cá 7 màu bị xuất huyết đuôi là gì ? Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

Do cá đánh nhau, rỉa đuôi

Nguyên nhân này rất dễ gặp phải ở những người nuôi mới chưa có kinh nghiệm. Việc nuôi quá nhiều cá trong bể sẽ khiến cho môi trường sống bị kém đi. Hơn nữa số lượng cá trong bể quá đông dễ dẫn đến tình trạng cá rỉa đuôi, đánh nhau.

Do độ PH ở mức quá thấp

Khi nước trong bể có quá nhiều axit sẽ khiến cho cá 7 màu bị thối đuôi. Nguyên nhân này sẽ khiến cho cá bị tụt nhớt, ảnh hưởng đến da. Cá 7 màu là dòng cá ưa môi trường có độ kiềm từ mức  7,2 đến 7,4.

 Với môi trường nước cá không yêu cầu quá cao. Nhưng không vì vậy mà bạn lơ là mức độ ổn định của nước. Không nên để độ PH ở mức quá thấp khi nuôi cá 7 màu nhé !

Nồng độ Amoniac cao

Khi nồng độ  Amoniac trong bể quá cao cũng khiến cho cá bị mắc bệnh thối thân. Người nuôi cần kiểm soát nồng độ Amoniac không vượt quá 40ppm.

Đảm bảo nồng độ Amoniac ở mức thích hợp

Do nhiễm vi khuẩn, nấm mốc

Trong một số trường hợp cá 7 màu bị thối thân là do nhiễm vi khuẩn nấm mốc. Ngoài ra cũng có nguyên nhân do chệnh lệch nhiệt độ khiến cá không thích nghi kịp. Hoặc cũng có thể do thức ăn cho cá chưa đủ dinh dưỡng…

Cách chữa bệnh cá 7 màu bị thối thân

Khi cá mắc bệnh thối thân bạn có thể sử dụng 2 loại thuốc Bio Knock và Melafix để điều trị.

1.Thuốc Bio Knock

Cách sử dụng và liều dùng:

Sử dụng 1 giọt/ 10lit ( người nuôi nên bắt cá riêng sang bể khác để điều trị). Cần thay nước 30 – 50% hàng ngày, ngâm cá liên tiếp cho đến khi cá khỏi bệnh hoàn toàn.

Sử dụng thuốc Melafix và Bio Knock để điều trị bệnh thối thân

2.Thuốc Melafix

Cách sử dụng:

  • Dùng 5ml Melafix/ 40lit nước
  • Khi thả cá mới vào bể: Cần dùng thuốc liên tục trong 3 ngày đầu.
  • Tiến hành thay 25% nước sau 7 ngày và tiếp tục điều trị đợt tiếp theo (nếu cá chữa khỏi bệnh)

 Biện pháp phòng ngừa cá 7 màu bị thối thân

Để phòng ngừa căn bệnh cá 7 màu bị thối thân bạn cần thực hiện một số biện pháp đề phòng sau đây:

Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ

Cung cấp mội trường sống tốt là yếu tố luôn được thuỷ sinh ưu tiên hàng đầu. Để thực hiện điều này người nuôi cần thường xuyên thay nước trong bể. Sau khi cho cá ăn đồ tươi sống cần dọn sạch sẽ.

Không nên cho cá ăn quá nhiều thức ăn, tránh tình trạng thức ăn đọng trong bể. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh.

>>> Xem thêm: Tại sao cá 7 màu bị xù vảy, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa, chữa trị

Tránh tình trạng cá đánh nhau

Để hạn chế tình trạng cá đánh nhau bạn chỉ nên nuôi một số lượng cá thích hợp. Không nên nuôi quá nhiều cá trong bể dễ dẫn đến trường hợp cá rỉa đuôi nhau. Hơn nữa nuôi với số lượng thích hợp sẽ khiến bạn dễ dàng theo dõi cá hơn.

Nuôi cá 7 màu với số lượng thích hợp trong một bể

 Giữ độ PH ở mức ổn định

Để tránh căn bệnh cá 7 màu bị thối thân người nuôi cần giữ cho độ PH trong bể ở mức ổn định. Không nên để độ PH quá thấp hoặc quá cao. Bạn nên duy trì ở mức  7,2 đến 7,4 là lý tưởng.

Đảm bảo nồng độ Amoniac

Cũng giống như mức độ PH bạn cần đảm bảo nồng độ Amoniac trong bể hợp lý. Nồng độ  Amoniac không vượt quá 40ppm luôn được khuyến nghị. Khi nồng độ Amoniac quá thấp hoặc quá cao đều không tốt cho cá

Vệ sinh cá mới mua về

Đối với cá mới mua về để tránh trường hợp cá bị bệnh sẵn. Bạn cần vệ sinh cá trước khi thả vào chung bể. Ngâm cá trong khoảng 15 phút với nước muối được pha ở tỉ lệ 1l nước với 5g muối.

Bạn cần tuân thủ chặt chẽ tỉ lệ pha theo quy ước. Nếu lượng muối quá nhiều sẽ không tốt cho cá ngược lại quá ít sẽ không có tác dụng.

Trên đây là một số tips nhỏ mà  Wiki Thủy Sinh muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ đúc kết được kinh nghiệm để phòng tránh và chữa trị căn bệnh cá 7 màu bị thối thân nhé.  Wiki Thủy Sinh chúc bạn nuôi cá thật tốt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.